Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

2011!!!!!!!!!

ôm nay ngày cuối cùng của 2011, không định viết gì, nhưng chợt nhớ một vài chuyện cần lưu lại!!
 
Biết đâu mai mốt mình quên mất cũng còn có cái để gợi nhớ!
Em nói ta "sống như trong phòng thí nghiệm", đó là nhận xét của em về ta. Đúng không nhỉ???, chỉ biết rằng những việc xảy ra đã làm ta hụt hẫng, mệt mỏi và thất vọng, đúng là nó không như những gì ta suy nghĩ, ta giống người của những thế kỉ trước phải không em?! Tất cả mọi chuyện đã qua, và giờ đây ta thấy đó cũng là bình thường, hãy dành cho nhau tình yêu thương của con người với con người!
Một số thay đổi trong cuộc sống, trong công việc của mình, tất cả như một sự sắp đặt vô hình, mình bình tĩnh đón nhận, cả cái tốt và chưa tốt!
Một vài người bạn mới thú vị và sâu sắc. Cám ơn những món quà vô tình mà cuộc sống mang lại!
Và....những tháng ngày sắp tới, hãy chọn cho mình mỗi ngày một niềm vui (TCS):

                                                   Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
                                       Chọn những bông hoa và những nụ cười
                                       Tôi nhận gió trời mời em giữ lấy
                                        Để mắt em cười, tựa lá bay.
                                                  ......................
                                                           Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
                                                         Cùng với anh em tìm đến mọi người
                                                        Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
                                                      Để thấy tiếng cười rộn rã bay
                                                                            ..........................
                     Và như thế tôi sống vui từng ngày
                    Và như thế tôi đến trong cuộc đời
                             .....................

Và như thế hãy sống vui từng ngày!
  (thanh thản sống, đừng đếm thời gian!)

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Bệnh cũ tái phát!

Ban đầu mình nghĩ sẽ là cuộc vui mãi cho đến  Lễ Nửa đêm. Nhưng dần dần mình trơ ra, chết, bịnh mất cảm xúc lại tái phát!
 (sao nó đến mà không báo trước ta!)
Mất hứng một cách tuyệt dối!
Mình muốn về, nhưng thật là bất tiện, dù sao mọi người cũng đã vì mình! Năm, bảy người xung quanh , mà đầu óc mình trống rỗng, không phải vì chỉ có mình là nữ, mà tự nhiên mình thấy nhạt! Không chịu được. Mình ghét mình thật! 
Nhớ những lần lang thang cùng một vài người bạn đi không đầu không cuối, nhớ thật nhiều những lần cafe nơi góc quán, một vài lần dự Reveillon với gia đình người bạn, mặc dù mình ngoại đạo. Thật ấm áp!
Chiều nay...., không biết gọi là gì,  không tên, không cảm xúc!
May mà có buổi tối cafe với chú, những câu chuyện lan man mà làm lòng mình rộn rã!
Kết thúc một ngày, một đêm vốn không có gì đặc biệt với riêng mình!

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Ông già Noel!


Chiều nay Tí gặp chuyện buồn! Tí ngồi ấm ức, buồn thật là buồn!
Vừa lúc Ba về, ba hiểu nỗi buồn của Tí, "Con ah, đừng khóc nữa nha". Mọi thứ chợt như vỡ òa! Những giọt nước mắt lăn dài trên má.
Bất ngờ Ba tặng Tí món quà Giáng Sinh. Ôi, thật là dễ thương, làm Tí vui quá trời, nỗi buồn lúc nãy vơi đi, vơi đi!
Ba, người bạn vô cùng lớn của Tí!
Ba, ông già Noel thật tuyệt vời!


Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2011

Đứt dây thần kinh!

Lại bị trách đứt dây thần kinh cảm xúc!

Kệ, nghe nhiều quá rồi! Quen!
Dây thần kinh thì cả chùm, suy dây này thì khắc vượng dây khác, lo gì! hì hì...



Lãn Ông at 12/20/2011 01:14 pm comment
Thế suy cảm xúc thì vượng cái giề? 
tunrua at 12/22/2011 04:06 pm reply
Hi, trước hết phải ưu tiên cho... cái sợi cười, rồi thì là... còn rải rác một vài sợi mà quả nhân không tiện nói! hì

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011

Bánh nậm

Chẳng biết mắc bệnh gì mà ngày hôm qua ngồi nhớ bánh nậm Huế, tưởng hôm nay bận rộn làm việc sẽ quên, ai ngờ bây giờ  vẫn còn thèm! Mà ở đây thì  không ai bán. Chán thật!
Phải chi bụi chuối sứ sau vườn còn thì mình đã có lá để làm bánh, giải quyết được cái cơn thèm bất tử. Đi xin lá chuối thì kì quá.
Ôi, chỉ cần có lá chuối, 2 giờ sau mình đã có những chiếc bánh nóng hổi............
Thích bánh nậm quá đi mất!!!!!!!!!!!!!!!!! Mình đúng là khùng!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Cặp đôi hoàn hảo


Mình bị ku cháu giận, vì cái tội nói bậy!
Chú mèo nhà mình và chú mèo hàng xóm thân thiết nhau vô cùng, tụi nó quấn quýt bên nhau suốt ngày như 1 cặp tình nhân! Mà hai nó lại là 2 con mèo ...trai! Buồn cười quá, mình nói hai con này pêđê!
Ku cháu không chịu, ku cậu phụng phịu: "Con biết tụi nó từ lâu, vì nó phải xa mẹ từ nhỏ, nên gặp nhau nó đồng cảm, thương yêu nhau, chơi với nhau tình cảm". Mình cứ cãi bướng: "rõ ràng là pêđê! hee", ku cháu mặt nghiêm nghị, không cười, ấm ức: "Cô Bảy không biết gì mà cũng nói". Thế là ku cậu giận! Hi hi..

Suy nghĩ của trẻ con thật là trong sáng !

Và đây, một cặp đôi hoàn hảo:


Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Phim và đời!

Khi xem một bộ phim,  minh có thể biết ngay nhân vật phản diện. Vậy mà trong cuộc sống. mình mù tịt, chẳng biết đâu là thật, đâu là giả?????????????

Lãn Ông at 12/10/2011 02:30 pm comment
Thế thì nên làm diễn viên. Hoặc đạo diễn. 
tunrua at 12/10/2011 10:17 pm reply
Hì hì ! Sợ bị trúng "cà...chua" quá!

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

Khen!


Khen cho nó chết
TTCT - Ở đời làm sao tránh khỏi có lúc muốn... mắng chửi một ai đó. Cho dù bạn có học thiền, có luyện tâm đến mức độ nào thì trong một kiếp người, giá chót cũng có đôi (mươi) lần không làm chủ được bản thân, tăng huyết áp, xuất cuồng ngôn...
Có lẽ vì vậy mà trong mục “Lời ăn tiếng nói liên quan đến đời sống vật chất”, sách Văn minh vật chất của người Việt (NXB Tri Thức, 2011), họa sĩ Phan Cẩm Thượng có hẳn mấy đoạn sưu tầm “lời ăn tiếng chửi” từ dân gian, thậm chí nâng lên thành “văn hóa chửi”.
Tất nhiên, như người xưa từng nói, cái gì bắt đầu bằng sự tức giận thì sẽ kết thúc trong sự hổ thẹn. “Nghệ thuật chửi mắng” đạt cảnh giới cao cấp chính là vừa trả được hận vừa không gây hậu họa! Cho nên đời nay có người đã sáng tạo nên một cách chửi hiện đại, phù hợp với thời mới, ngắn gọn như một slogan trong thông điệp quảng cáo!
Cách ấy như sau: chọn một ngày nắng đẹp, đến trước mặt và nhìn thẳng vào mắt kẻ phải bị mắng, bình tĩnh, nói rõ và to mấy chữ thế này: “Một đống đồ!” rồi dợm bước quay đi. Đương nhiên, đối phương phải thắc mắc mà hỏi ngay: “Này, lão/anh/chị/ thằng/con kia... mày vừa nói cái gì đấy?”. Lúc ấy bạn sẽ quay lại, lịch sự và từ tốn mà rằng: “Vì đằng ấy yêu cầu nên tôi xin phép được liệt kê như sau”, liền đó có bao nhiêu bạn cứ tuôn ra cho bằng hết, không cần có của để dành: đồ trâu bò, đồ giòi bọ, đồ khốn nạn, đồ mất dạy, đồ bố láo, đồ quỷ tha ma bắt, đồ gái đĩ già mồm, đồ rậm râu sâu mắt, đồ ngu lâu khó đào tạo...
Phương pháp này tuyệt đối an toàn, đối phương há miệng mắc quai, ta được phép “nói theo... yêu cầu”!
Nhưng lại có người nghĩ khác, chửi mắng cũng chỉ cho sướng cái miệng, bên nhận chỉ đinh tai nhức óc một lúc, rốt cuộc vẫn chẳng hề hấn gì. Gặp kẻ thân an, tâm tĩnh, càng thóa mạ hắn bao nhiêu chính ta càng điên tiết bấy nhiêu... Có lúc lợi bất cập hại. Vậy nên chửi mắng ồn ào chỉ là hạ sách.
Thế thì thượng sách trả đũa, trả thù, trả hận tìm ở đâu ra? Hay trở lại con đường “nếm mật nằm gai” hơi bị... mất vệ sinh của Việt vương Câu Tiễn?
Thời may, bắt gặp trong tập sách Bạn văn (NXB Trẻ, 2011) mà nhà văn Nguyễn Quang Lập vừa“công bố”, ông viết về một nhà văn khác: “...ông nổi tiếng câu: Thằng nào thích khen thì khen cho nó chết”.
Khen cho nó chết, đúng là kế sách của bậc cao thủ! Bởi khi ta đã say vì khen, ngất vì khen, quen được khen thì mắt rồi sẽ mờ, tai rồi sẽ điếc, tim rồi sẽ chai, sớm muộn cũng đến lúc chẳng còn sức mà phân rõ thực hư, đúng sai, phải trái, tốt xấu... Ta nhìn đời mà chỉ toàn thấy ta, chỉ biết cho ta, chỉ nghĩ cho ta, chết là cái chắc! Nhất là khi ta được “bọn xấu” đồng tâm khen hội đồng, khen sớm tối, khen toàn phần lại càng chết sớm! Sao mà tránh khỏi!
Khen cho nó chết, quả nhiên lợi hại!
DUYÊN TRƯỜNG

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Chuyện "cô" ...tích!

Cô bé cháu suốt ngày đòi nghe kể chuyện, bao nhiêu vốn liếng chuyện cũ, chuyện mới, chuyện xưa, chuyện nay của mình dần dần vơi cạn. Mình bắt đầu "sáng tác"! Vừa nghĩ, vừa kể, có lúc không tìm thấy lối ra,  đoạn kết  nhiều lúc bế tắc trong chính câu chuyện của mình !!!

Tối nay, bí quá, mình kể chuyện đời mình, nhìn mắt cô bé thì biết chắc chuyện của mình cũng hấp dẫn!!! hi hi.

Câu chuyện kết thúc, cô bé ngẫm nghĩ, rồi lẩm bẩm: " Sao thấy chuyện này quen quen!"



Lê Nguyên An at 12/25/2011 09:55 pm comment
dung la L khung!!!
tunrua at 12/26/2011 07:30 am reply
Hi hi, giờ mới biết ah! Bộ lâu rùi kg lang thang net hay sao mà truy lĩnh dữ rứa em iu!
Lãn Ông at 12/04/2011 05:00 pm comment
Quen quen, không biết giống Tấm hay giống Cám 
tunrua at 12/04/2011 07:05 pm reply
(Empty)

Giải thoát!


Giải thoát
TTCT - Anh là bạn tôi, tự kết liễu đời mình bằng cách cắt động mạch cổ tay với lưỡi dao lam. May mắn, người thân kịp phát hiện, anh không chết. Tôi hết sức ngạc nhiên khi nghe tin ấy, nhưng rồi nghĩ kỹ lại với tính cách của anh, hành động đó như một điều tất yếu.
          Chưa bao giờ tôi thấy anh thật sự hài lòng và hạnh phúc, dù đã có mặt trên đời hơn 60 năm. Con người cực đoan ấy lúc nào cũng đứng chót vót ở một đầu của mọi vấn đề để nhìn ngắm, suy xét, đánh giá con người, sự việc. Bước ra đường, anh muốn mọi người nhìn mình bằng con mắt nể trọng, lúc nào cũng định khẳng định với mọi người bằng lời nói và hành động, rằng anh là một người hiểu biết, tài năng, sành điệu... Thật ra đó cũng chỉ là căn bệnh thâm căn cố đế của nhiều người, mà ở kẻ này thì được che giấu một cách dễ thương, ở người khác thì phô bày lộ liễu, khó coi.
Thời bao cấp, cơm chưa đủ no bụng, anh khui chai rượu Pháp mời bạn bè vài ly để nhớ “cái thời oanh liệt xa xưa”. Rồi trong hơi men chếnh choáng, anh tuyên bố một câu nổi gai ốc: “Ở xã này người uống rượu Tây đầu tiên là ai tui không biết, người thứ hai biết uống... là tui!”. Trong gia đình, anh đặt ra những luật lệ, nguyên tắc riêng, như một thứ khuôn vàng thước ngọc mà mọi thành viên gia đình phải răm rắp theo đó hành xử. Cứ như thế, căn nhà của anh ít khi có tiếng cười, vợ con đau khổ vì anh và rồi chính anh cũng đau khổ vì mọi người xung quanh không sống theo ý mình.
Chuyện sẽ chẳng có gì, thậm chí còn nhạt nhẽo nếu không có thêm một chuyện lạ khác về anh. Một ngày, anh mang đến cho tôi rất nhiều băng đĩa, kinh sách, bảo rằng đã tìm ra con đường giải thoát. Anh thức dậy từ 3 giờ sáng mỗi ngày, thắp hương cúng lễ và thành tâm cầu nguyện.
Anh chỉ cho tôi thấy tôi và những người khác đang chìm đắm trong bể khổ, đang bị tham, sân, si làm mờ cái thiện căn vốn dĩ tồn tại trong mỗi chúng sinh. Anh chỉ cho tôi thấy cái gốc của khổ đau và phiền não chính là sự chấp ngã. Trước mắt tôi, anh thành một con người hoàn toàn khác. Tôi hạnh phúc và sung sướng khi nghĩ rằng chỉ cần một con người biết nhận ra chính đạo thì đã có thêm một bông sen nữa nở ra giữa ao sen nhân thế, tỏa hương thơm ngát.
Vài tháng sau gặp lại anh, tôi gặp một con người có vẻ ngoài đạo mạo. Lần này, anh không còn khoe tài, khoe bản lĩnh mà khoe... đạo hạnh! Anh chứng tỏ sự thông tuệ của mình bằng những bài thuyết giảng dài dằng dặc. Anh nghiêm khắc phê phán sự đúng sai trên con đường tu tập của những vị cao tăng, đồng thời chỉ ra cho tôi thấy con đường giải thoát mà chắc chắn anh sẽ tìm thấy không bao lâu nữa!
Tôi ngồi nghe, thấy mấy năm qua cái “tôi” to lớn trong anh vẫn không thể nhỏ lại, thậm chí còn tiếp tục phình ra cùng với tuổi tác ngày một chất chồng. Anh vẫn là “người thứ hai - còn người thứ nhất anh không biết” trong tất cả mọi chuyện. Vẫn thấy anh loay hoay với nỗi khổ đau, dằn vặt vì cảm giác “bất toàn” trong mối quan hệ với vợ con, bè bạn..., vẫn một mình giương cao niềm kiêu hãnh và ánh hào quang của riêng anh hòng soi tỏ xung quanh.
Tôi những mong anh tìm thấy con đường giải thoát không phải bằng... lưỡi dao lam. Không biết niết bàn của anh nằm ở nơi nào, chỉ thấy mỗi ngày anh đều đi qua địa ngục.
                                                                                                                                LỆ BA

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Rau dớn

Hôm nay chợ bán đầy rau dớn, xanh mướt. Trận lụt vừa rồi chắc là nhiều phù sa!
Mình mới biết loại rau này từ khi về ở đây. Cảm  thấy thích ngay từ lần ăn đầu tiên, có lẽ một phần do nó mọc hoang dã từ bờ suối, bờ khe ở những vùng rừng núi.

Cơm nóng và rau dớn xào tỏi! Một bữa trưa tuyệt vời!!!



Cô nhỏ at 09/12/2012 11:54 pm comment
Rau dớn ngon hơn rau lủi hè? [img]1[/img]
tunrua at 09/13/2012 10:53 am reply
Vì màu sắc hấp dẫn hơn! Nhưng rau dớn bổ dương, còn rau lủi bổ âm![img]3[/img]
Lê Nguyên An at 12/25/2011 09:56 pm comment
rau do xao thit bo la tuyet cu meo do ba chi, hihi, sai lam van la chi ma!!!
tunrua at 12/26/2011 07:28 am reply
Thiện tai, thiện tai!
tunrua at 11/26/2011 07:14 pm comment
(Empty)
Lãn Ông at 11/23/2011 04:05 pm comment
Tranh thủ ăn nhanh, ăn nhiều ... kẻo hết  http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=294532&ChannelID=218

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Quê mình lụt!

Quê mình lụt
Quê mình  bão
Nằm ở phương Nam nghe tin này qua báo
Dòng chữ vô tâm, đâu gợi hết đau buồn
Cuồn cuộn nước dâng, mưa trắng đầu nguồn
Bụi chuối sau hè, run theo từng cơn gió
Lúa trổ đòng đòng bỗng dưng thành ngọn cỏ
Lưng chén cơm đầy sao khó quá đi thôi.
Góc sắn, nương khoai nước cuốn đi rồi
Ngồi co ro ngó chân trời xám xịt
Cánh bèo trôi phăng về phương nào mờ mịt
Nỗi cơ hàn sũng ướt xuống nhà ai....
..................
......................
Mình không dám đọc hết bài, khéo môi mình chảy máu mất! 
Mạn phép anh Ba nghe, cứ đến mùa này, em lại nhớ bài này của anh! Chắc là hết lụt rồi, Tết ni anh nhớ về. 

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Ích kỷ!


ch kỷ
TTCT - Tôi quen một người học đến tú tài trước năm 1975, sau anh đi thanh niên xung phong rồi làm công nhân nông trường. Anh có hai con, một trai tên Vũ là tiến sĩ văn học, một gái tên Vân là cô giáo cấp II.
Tôi khen: “Ở đất nông trường không ai có học vấn bằng thằng Vũ con anh”. Anh đăm chiêu rồi nói: “Giới trẻ bây giờ ích kỷ lắm ông ơi!”.
Minh họa: Vũ Đình Giang
Anh kể: “Thằng Vũ tốt nghiệp đại học sư phạm xin việc làm không ra, đòi học lên thạc sĩ. Vợ chồng tôi ngó số tiền để dành sửa nhà, gác lại, cho tiền nó học tiếp. Xong thạc sĩ, nó xin dạy ở trường dưới thành phố, lương không đủ tiêu.
Đợt tôi xin nghỉ mất sức lao động, Nhà nước thanh toán một lần có số tiền kha khá, định sửa nhà. Con trai than giờ là giảng viên đi chiếc Eco, quê một cục. Vợ chồng tôi lại bàn hoãn sửa nhà, lấy tiền mua xe đời mới cho con, mà phải mua xe Future Neo kia, hồi mới ra đắt lắm.
Nông trường đã tìm đúng cây trồng thích hợp là cây tiêu, lợi nhuận cao. Vợ chồng tôi có năm sào tiêu, làm quần quật dành dụm được ít tiền, lại định sửa nhà. Bất ngờ thằng Vũ đòi cưới vợ, phía vợ khá giả. Mừng quá đi chớ, nhưng phải vay thêm góp vốn cho tương xứng đằng gái để con mua nhà ở phố, ra riêng.
Cách đây mấy năm, trường chỗ thằng Vũ dạy nâng cấp lên trường đại học. Nó đưa vợ con về chơi, bàn với vợ chồng tôi rằng phải học lên tiến sĩ. Tôi nói: “Con thành gia thất rồi, con tự quyết định, ba má còn phải lo gả chồng cho em gái con”. Nó cười: “Con biết chớ ba, nhưng lần này đi học ra tới Hà Nội, lương của con chỉ đủ chi tiêu một mình. Con muốn mượn ba má hai lượng vàng phụ đắp vô sạp hàng ở chợ. Khi nào Vân có chồng, vợ chồng con trả lại ngay”.
Vừa rồi gả chồng cho con Vân, Vũ về ăn cưới mừng em năm phân vàng. Không thấy vợ chồng nó nói gì đến hai lượng vàng kia.
Đành rằng con cái lớn lên cha mẹ phải lo, nhưng xem chừng con trẻ bây giờ ích kỷ quá, chỉ biết vun vén cho mình, chúng chỉ yêu bản thân mình. Đức hi sinh, tính tự lập, biết sẻ chia ở chúng hoàn toàn là con số không. Mà không phải mỗi con tôi đâu, cả cái nông trường này con nhà ai cũng vậy, chúng vắt đến kiệt sức cha mẹ mới thôi. Tính ích kỷ phát triển tự nhiên, những bài học đạo đức ở trường trở nên sáo rỗng hơn bao giờ hết”.
Anh đưa mắt nhìn lên nóc nhà thấp tè, nói: “Đó, cái nhà ngói xập xệ bao năm có sửa được đâu. Bây giờ má nó bị tiểu đường, còn tôi thì lục phủ ngũ tạng hư ráo, gần đất xa trời cả rồi”.
Trong câu chuyện vãn, anh thổ lộ thêm: “Con tôi học thiệt đấy chớ, không thể nói là tiến sĩ giả được. Nhưng tôi buồn quá ông ơi, chẳng lẽ đi chê con trai mình. Tiến sĩ văn học gì tiếng Hoa hiểu nghĩa dăm chữ, tiếng Anh lõm bõm vài từ, thua tôi xa lắc, ấy là tôi học tú tài cách đây mấy chục năm rồi. Về chuyên môn, nó chỉ biết quanh quẩn cái gọi là văn học nhà trường, hết văn chương lãng mạn đến hiện thực rồi văn học cách mạng. Luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của nó dài lê thê, đọc nhạt nhẽo chả có giá trị gì”.
NGUYỄN PHI HÙNG

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Chú!

Tối qua tự nhiên khó ngủ, cứ nghĩ về cái sự rắc rối của cuộc sống!
Từ lúc mình còn bé tí xíu, tối tối Chú thường qua nhà mình chơi, thôi thì đủ thứ đề tài giữa Ba và Chú. Cứ thích ngồi nghe Chú nói chuyện, rất có duyên, đặc biệt là giọng đọc thơ, nghe mà cũng muốn làm thơ!!!
. Chú mà dạy văn chắc là hay phải biết, mình thích những người thầy dạy văn truyền cho học trò nguồn cảm xúc hơn là mổ xẻ câu từ.
Bao nhiêu năm qua cũng những bài thơ ấy, của chú, của những người bạn chú, những người chỉ nổi danh trong giới "giang hồ" thi tửu, nghe hoài mà chẳng bao giờ thấy cũ!
Tối qua, lại thơ, nhưng giọng đọc nghe chùng xuống, mình biết Chú đang rất cô đơn, không gì khủng khiếp bằng  "tồn tại" cùng với gia đình của mình. Thật tội!
Cuộc sống thật là rắc rối!!!

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2011

Thương quá! Chữ "Tâm"


Năm nay tôi dạy thêm
TTCT - Hai bài báo của Tuổi Trẻ ra ngày chủ nhật 18-9 vô tình cùng nhắc đến một vấn đề lâu nay vẫn thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội. Bài “Ai cũng đúng!” trên Tuổi Trẻ chủ nhật và “Câu hỏi của một bác sĩ” trên TTCT đều đề cập đến một nghịch lý lâu nay vẫn tồn tại ở Việt Nam.
         Hai ngành “mục tiêu trọng điểm”, “quốc sách hàng đầu” của Việt Nam là hai ngành được trả lương “bèo” nhất so với các ngành khác! Nếu vị bác sĩ trong bài viết “phải đối mặt với quá nhiều cám dỗ khi đồng lương chỉ bằng số tiền kiếm được của một bác xe ôm đắt khách” thì tôi, một giáo viên tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, làm công tác giảng dạy gần mười năm, không khỏi xót xa khi nghe chị hàng xóm khoe thu nhập mỗi ngày bán vé số của chị lời gần gấp đôi ngày lương của mình.
Tôi dạy thêm đã được một tháng, vẫn chưa mất được cảm giác chơi vơi, lưng chừng, không chắc, cũng không biết lúc nào mình sẽ vượt qua lằn ranh tốt - xấu, lúc nào mình sẽ chỉ biết phân chia học sinh theo hai loại đi học thêm và không đi học thêm. Đối mặt với tiền, ngày càng ít người dám tự tin bảo rằng mình sẽ thắng.
        Tôi đã từng giống như vị bác sĩ đáng kính đó, từ khi ra trường nhận công tác ở một trường THCS lớn tại trung tâm thị xã, tôi luôn nỗ lực hết mình để giảng dạy trên lớp. Vào mỗi đầu năm học mới đều có rất nhiều học sinh đến gặp tôi xin học thêm tiếng Anh. Lần nào tôi cũng thuyết phục các em là trên lớp tôi đã giảng bài rất kỹ rồi nên không cần phải đi học thêm. Nếu em nào không hiểu có thể hỏi lại, tôi sẵn sàng chỉ bảo thêm.
          Với phụ huynh học sinh tôi cũng trả lời như vậy, nếu phụ huynh nào vẫn không yên tâm thì tôi giới thiệu cho họ một giáo viên khác cùng trường. Có lần một em học sinh kể với tôi rằng ngoài toán, lý, hóa, tiếng Anh... các em học thêm cả môn văn. Khi được hỏi sao học nhiều thế, em thật thà “tụi em học thêm chỉ để lấy lòng giáo viên bộ môn thôi cô ơi, chứ ngày nào được nghỉ một buổi học thêm là tụi em mừng lắm”.
Tôi có một anh bạn thời phổ thông, do không đi học thêm, bị cô giáo “đì” đến chán nản phải bỏ học. Đến tận bây giờ anh bạn đó vẫn còn nhắc đến cô giáo của mình mỗi khi họp lớp, như một kỷ niệm buồn thời học sinh mà không mấy ai muốn nhớ. Những điều đó càng củng cố thêm niềm tin của tôi, rằng lâu nay tôi đã làm đúng.
        Thế nhưng khi đã kết hôn và có một bé trai đầu lòng, tiền sữa, tiền quần áo, thuốc men và mọi thứ linh tinh cho con thôi cũng ngốn hết gần tháng lương của tôi. Còn lại mọi chi phí sinh hoạt cho gia đình bốn người (chúng tôi sống cùng ba mẹ chồng) trông chờ hết vào lương của chồng tôi. Mỗi khi nhà có chuyện đột xuất cần tiền là bộ nữ trang cưới của tôi lại vơi bớt một món.
      Đừng nói chi đến chuyện dành dụm để riêng, muốn tích cóp ít tiền cho con sau này đi học cũng khó. Mỗi khi muốn mua cho con món đồ chơi hay bộ quần áo mới thì bài toán trong tháng của tôi lại khó thêm chút nữa. Nhìn quanh những đồng nghiệp chung tổ của mình, người hai ba chiếc xe tay ga, người mời tân gia nhà mới, thu nhập từ việc dạy thêm mỗi tháng không dưới chục triệu đồng... khiến tôi không khỏi băn khoăn. Cũng như vị bác sĩ đó, tôi đang sống trong sạch hay đang hi sinh gia đình đây?
        Năm nay là năm đầu tiên trong gần chục năm dạy học của mình, tôi dạy thêm. Chị bạn thân của tôi lâu nay nói: “Lẽ ra bạn phải làm thế lâu rồi. Nói gì thì nói, lập gia đình rồi phải ráng dành dụm từ từ để lo cho con, trước đây độc thân thì sao cũng được”.
         Tôi dạy thêm đã được một tháng, vẫn chưa mất được cảm giác chơi vơi, lưng chừng, không chắc, cũng không biết lúc nào mình sẽ vượt qua lằn ranh tốt - xấu, lúc nào mình sẽ chỉ biết phân chia học sinh theo hai loại đi học thêm và không đi học thêm. Đối mặt với tiền, ngày càng ít người dám tự tin bảo rằng mình sẽ thắng. Chỉ dám hi vọng mình sẽ không bị học trò nhắc đến trong ngày họp lớp như một kỷ niệm thật buồn.
N.T.K.Q.

Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2011

Lỡ có một ngày....

Một người bạn kể mình nghe, cậu ấy vừa gặp lại "cố nhân", chợt thoáng hiện lên trong đầu mình mấy câu thơ của anh mình:
Lỡ có một ngày anh gặp lại
Em ru con bên nôi đời dầu dãi
Tóc rối nùi đâu nữa phấn hương xưa.
Có bao nhiêu gió mưa, 
Trời gom lại trút xuống đầu hai đứa....
...........
Yên tâm, đó là thời của anh mình, chứ giờ người ta dập, ép, duỗi, ...và rồi mấy anh Sunsilk,Clear, ....vv...,hỗ trợ hùng hậu nữa thì lỡ có "gặp lại" cũng hổng sao!!!! hic


Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Miên trường!

Sáng nay mình nhận được lời chào: "Xin chào nhau giữa con đường...'.
Thật bất ngờ, 2 câu mở đầu cho tập Mưa Nguồn của Bùi Giáng:
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau.
Với mình không biết miên trường  ở phía nào đây!
Cám ơn Sgs.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Không còn muốn nhớ!

Chiều nay mình vui mừng thông báo với chị :" Chị ơi! Quán cafe "ruột"  mở cửa  lại rồi, nhưng khác chủ, khác tên". Chị lại cười: "Cám ơn em, nhưng điều đó bây giờ không còn ý nghĩa với chị nữa, em à, tất cả đã qua rồi, và chị không còn muốn nhớ đến nữa".    

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Lời thề Hipocrate!


Câu hỏi của một bác sĩ
TTCT - LTS: Câu chuyện cuộc sống số này giới thiệu tâm sự của một bác sĩ chuyên khoa tâm thần, người đi tìm lời đáp cho một câu hỏi đang làm đau lòng không ít những người khoác áo blouse trắng.

Minh họa: Vũ Đình Giang

Câu chuyện về cái chết thương tâm của vị bác sĩ ở Vũ Thư, Thái Bình khiến tôi, một bác sĩ chuyên khoa tâm thần, cảm thấy rất buồn. Có thể nói cái chết của vị bác sĩ đáng kính ấy làm rúng động toàn ngành y cả nước. Không ít người thương cảm, không ít kẻ giật mình. Câu hỏi mà xã hội đặt ra cho bất cứ ai đang khoác áo blouse trắng là: Vì sao ngày trước bệnh nhân, người nhà bệnh nhân luôn kính trọng bác sĩ, trong khi giờ đây lại liên tiếp xảy ra chuyện kiện tụng, phản ứng, hành hung họ?
Ngoài lương có “bổng” không con?

Một lần tôi đến quán cà phê cùng một học trò. Dốc vào quán khá cao. Học trò tôi đi chiếc SH, được nhân viên của quán xăng xái dắt xe cho. Còn tôi đi chiếc Future cũ thì không nhân viên nào chịu dắt xe giúp cả. Anh học trò cả cười nói với họ: “Thầy tôi đây nè, bác sĩ đó nghe. Trông mặt không “bắt hình dong” được sao”. Một anh nhân viên buột miệng: “Bác sĩ gì ơi, làm gì ông không sắm được chiếc SH đi cho nó đã hả ông? Tiền đem chôn hết rồi à?”.

Quê tôi ở miền Tây, một thị xã nhỏ hiền hòa và nghèo khó. Ba tôi dạy toán cấp trung học phổ thông. Khi bước lên bục giảng, ông không chỉ dạy chữ cho học sinh mà còn dạy cho họ nhiều kiến thức khác về xã hội, ứng xử, cách làm người.
Có nhiều tiết học ba dành để bảo ban, khuyên nhủ học sinh những điều hay lẽ phải. Học sinh vừa kính nể, vừa yêu thương ba tôi nên từ đó có thái độ học rất nghiêm túc, hào hứng. Đó là những năm đầu giải phóng, cả đất nước còn khó khăn, cơm ăn còn độn nhiều bo bo và khoai sắn, thuốc thang thì thiếu thốn. Ba tôi bệnh lao đã lâu nhưng vẫn cố giấu gia đình vì nhà tôi nghèo lắm, chị em tôi còn rất nhỏ, nhà tôi thật sự không có tiền chữa chạy.
 Những tháng cuối, ông xin nghỉ việc về quê nội và mất ở đó. Khi ba tôi mất, rất nhiều học sinh đưa tang ba tôi, nhiều học sinh, đồng nghiệp khóc nức nở. Từ đó tôi quyết tâm học giỏi để trở thành một bác sĩ có thể cứu chữa cho những người như ba và hình bóng ba chính là kim chỉ nam cho cuộc đời tôi.
Ngày tôi tốt nghiệp và nhận công tác tại một bệnh viện tâm thần, ba của bạn gái tôi hỏi tôi: “Ngoài lương có “bổng” không con? Nghe nói làm bác sĩ nội khoa, ngoại khoa, sản khoa mới có tiền, con đi chuyên khoa tâm thần thì “hẻo” lắm.
Bây giờ phần lớn bác sĩ đều có thể sống khỏe nhờ phòng mạch tư và phong bì của người nhà bệnh nhân. Và nghề y là nghề khiến người ta giàu có nhanh lắm”. Tôi cảm thấy giận dữ vì câu hỏi đó. Tại sao người ta lại có cái nhìn phiến diện và ấu trĩ như thế về ngành y, về những người làm công việc cứu người?
Thế nhưng mười năm sau, khi có hai mặt con với nhau, vợ tôi cầm đồng lương tôi đưa với ít nhiều băn khoăn: “Đầu năm học này em đóng các khoản tiền trường cho con là hết sạch lương anh rồi”. Lòng tôi chùng xuống, mình đang sống thanh sạch hay mình đang hi sinh gia đình đây? Lời thề Hipocrate không sinh viên y khoa nào không thuộc nhưng quả là trong xã hội này, người khoác áo blouse trắng phải đối mặt với quá nhiều cám dỗ khi đồng lương chỉ bằng số tiền kiếm được của một bác xe ôm đắt khách. Lợi nhuận từ những phong bì hoa hồng của các hãng dược nước ngoài làm nhiều người phải cân nhắc, đấu tranh nội tâm giữa hai bờ tốt xấu.
Là bác sĩ tâm thần, mở phòng mạch tư, đời sống kinh tế có đỡ hơn. Không chỉ thế, một lực lượng đông đảo trình dược viên còn tìm gặp, hi vọng có thể khiến tôi mê... hoa hồng mà kê những toa thuốc “cắt cổ”. Bệnh nhân tâm thần rất đông, có cả những người đang làm việc ở các công ty nước ngoài, những doanh nhân đang ăn nên làm ra, những luật sư, những người có địa vị xã hội.
Nhìn quanh, những đồng nghiệp tốt nghiệp ngành sản khoa hoặc nhi khoa không ít người đã sắm nhà lầu, xe hơi, tiền bạc rủng rỉnh, không phải lòng tôi không có lúc thoáng chao đảo. Nhưng chỉ là thoáng qua mà thôi. Khi nhìn vào những đôi mắt lạc hồn của bệnh nhân hay những giọt nước mắt âu lo của người nhà họ, tôi hiểu rằng không bao giờ tôi có thể bắt tay với các hãng dược mà làm trái lời dạy về sự trung thực, sự chân thành của ba mình.
Một lần tôi đến quán cà phê cùng một học trò. Dốc vào quán khá cao. Học trò tôi đi chiếc SH, được nhân viên của quán xăng xái dắt xe cho. Còn tôi đi chiếc Future cũ thì không nhân viên nào chịu dắt xe giúp cả. Anh học trò cả cười nói với họ: “Thầy tôi đây nè, bác sĩ đó nghe. Trông mặt không “bắt hình dong” được sao”.
Một anh nhân viên buột miệng: “Bác sĩ gì ơi, làm gì ông không sắm được chiếc SH đi cho nó đã hả ông? Tiền đem chôn hết rồi à?”. Tôi không giận câu đùa đó nhưng không khỏi chạnh buồn.
Một xã hội mà giá trị vật chất được đề cao quá mức, trên các phương tiện truyền thông thì ra rả những mặt hàng “sành điệu”, “phong cách mới”, “thời trang hàng đầu”, “bản lĩnh đàn ông” khi mua những món hàng sang trọng…; một xã hội mà người với người thầm đánh giá nhau qua ôtô đời mới, điện thoại xịn, laptop xịn, người khoác blouse trắng bản lĩnh tới đâu để thoát ra ngoài những giá trị ảo đó, đứng trên những giá trị ảo đó và xây dựng một hệ thống giá trị riêng cho mình đây? Dẫu sao bác sĩ cũng là con người. Trong cơn đại hồng thủy của chủ nghĩa tiêu dùng, một số trong chúng tôi đã không giữ được mình, đánh mất chữ tâm bởi thiếu bản lĩnh mà thôi.
Khi những giá trị xã hội nhập nhòa...
Trong chương trình phổ thông và cả đại học, tính nhân văn chưa được chú trọng. Đó là một chương trình thật sự lệch pha, nặng về kiến thức hàn lâm, thiếu trầm trọng về kỹ năng và giá trị sống. Điều này phản ánh rõ qua kỳ thi đại học.
Tại các nước tiên tiến, trong những kỳ thi tuyển sinh vào đại học y khoa, người ta chú trọng đặc biệt vào phẩm chất con người, nhân sinh quan, nền tảng đạo đức, văn hóa của thí sinh. Vượt qua kỳ thi SAT với môn văn và toán, trong hồ sơ dự sơ tuyển của thí sinh y khoa phải có báo cáo đầy đủ về hoạt động ngoại khóa rèn kỹ năng sống, những kinh nghiệm làm công tác xã hội hay các công việc thiện nguyện, một bài tự luận và thư giới thiệu của giáo viên trực tiếp giảng dạy cấp trung học phổ thông.
Bài tự luận là phần mang tính quyết định của việc xét tuyển, qua đó người xét tuyển đánh giá chiều sâu nội tâm, năng lực tinh thần, quan điểm sống của thí sinh có phù hợp với mục đích cứu người của nghề y hay không.
Vượt qua sơ khảo, thí sinh y khoa còn phải trải qua thêm một kỳ phỏng vấn trực tiếp với các giáo sư mà hệ thống câu hỏi lần nữa liên quan nhiều đến kiến thức xã hội, gia đình, văn chương nghệ thuật, những trải nghiệm, suy tư về cuộc sống… để nhà trường hình dung đầy đủ nhất về phẩm chất con người của thí sinh có khả năng trở thành một lương y “như từ mẫu” hay không.
Ở nước ta, thí sinh giỏi toán, hóa, sinh là có thể đậu y khoa. Thí sinh bước vào ngành y như vào một trường nghề cấp cao, nơi đào tạo những “kỹ sư khám chữa bệnh”. Thêm vào đó, cơn lốc chủ nghĩa vật chất của xã hội không ít khi khiến người làm nghề bác sĩ ít nhiều cư xử không thích hợp với vai trò cứu người của mình, khiến người bệnh bất an, không tin tưởng.
Đành rằng áp lực công việc rất lớn, một buổi sáng mỗi bác sĩ có thể khám hàng trăm bệnh nhân nhưng không thể vì thế mà người khoác áo blouse trắng cho mình cái quyền được có thái độ dửng dưng, thờ ơ, lạnh lùng, quát mắng bệnh nhân...
Có những bác sĩ trẻ nói chuyện với bệnh nhân đáng tuổi cha chú mà quên mất chủ ngữ, quên cả việc dạ thưa, lại to tiếng hống hách. Người bệnh đã đau đớn vì bệnh tật, đã lo lắng, khổ sở về tinh thần và thể xác còn phải hứng chịu những lời khó nghe, những lời xỉ vả và có cảm giác mình phải đi “xin xỏ”, mình bị coi thường, bị bỏ mặc… Đương nhiên khi những sai sót nghề nghiệp của bác sĩ vô tình xảy ra, họ sẽ bị phản ứng dữ dội hơn.
Tôi có một người bạn đồng nghiệp tên Đ., công tác tại Bệnh viên Tâm thần Đà Nẵng. Anh giỏi chuyên môn, tính tình khá… khác thường. Trong quá trình khám và chữa bệnh, anh có thể trò chuyện với người bệnh tâm thần như với người thân vậy. Anh lại thường xuyên xuất lương của mình mua quà bánh cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân hết bệnh sau này lập gia đình, sống hạnh phúc bên vợ con, họ trở lại thăm anh.
Ngày tết hằng năm anh dẫn những bệnh nhân không người thân về nhà mình ăn tết, có năm anh đưa về cả 30-40 người, thật… hết biết. Tôi rất khâm phục anh bởi chính tôi cũng không thể giống anh được. Khi tôi có ý định bàn về y đức với anh, anh buồn bã nói: “Nói làm gì chuyện y đức. Chỉ vì xã hội cả thôi, ai ai cũng muốn đạp đổ tất cả để làm giàu, cha mẹ nuôi con chỉ muốn con làm nghề gì đó kiếm thật nhiều tiền cho vinh thân phì gia. Chuyện tham nhũng, làm luật chưa thấy xử lý nghiêm, trắng đen không rõ ràng, giá trị đạo đức truyền thống bị đảo lộn, bị lợi dụng… Xã hội như thế, trắng đen nhập nhòa, riêng gì ngành y tiêu cực?”.
Riêng tôi, tôi tự hỏi: Chuyện y đức đang là một thách thức, một câu hỏi không lời đáp. Nói ra thì đụng chạm, đau lòng nhau nhưng không nói có được chăng?
TR.H.
(bác sĩ Bệnh viện Tâm thần trung ương 2 Biên Hòa)

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Ngày tựu trường!


Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
…..
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Mình cũng đã từng có cảm giác lâng lâng của ngày đầu đi học như vậy.
Hôm qua hỏi ku cháu: "Ngày mai khai giảng, con thấy hồi hộp không?"
- Dạ, không!
- Sao vậy?
- Con đi học từ hai tuần nay rồi mà!
-!
Mình có cậu bạn, đám cưới được 5 tháng, thì vợ sinh em bé, hôm đi thăm vợ bạn ở bệnh viện, mình nháy mắt, chọc riêng cậu ấy:"Học rồi mới khai giảng ah?". Câu này véo tai mình: "Đúng là bệnh nghề nghiệp!"

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

Niềm vui nhỏ

Thích nhất là cuối tuần về nhà quét sân!
Quét nhà hết 20 phút, và 30 phút cho cả sân trước, sân sau. Khi quét sân đầu óc mình hoàn toàn được thả lỏng, tiếng chổi cau xào xạc trên nền đá, mình nghe bình yên chi lạ.
Có lần anh Hai về chơi, anh cười, phải để cho vài chiếc lá vàng rơi rụng và đâu đó rải rác những cánh hoa chứ. Sạch quá, hết cái hồn của mảnh sân!
Nhưng mình thấy hạnh phúc nhất là khi dựng cái chổi ở góc tường, nhìn từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, khoảng sân như vừa được khoác một tấm áo mới giặt sạch, thơm tho!
Một niềm vui nho nhỏ.

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Gì cũng cười


Gì cũng cười

 Nguyễn Văn Vĩnh

Người Việt xấu xí: Gì cũng cười

Dân tộc nào cũng có những thói xấu riêng. Người Việt ta có nhiều phẩm chất đẹp nhưng cũng không ít tật dở. Mời các bạn cùng xem những bài khảo luận của các học giả Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 về những tật xấu của dân tộc mình. Chỉ có điều, người Việt trẻ ngày nay hẳn sẽ khác với bà con làng xóm của anh Chí ngày xưa: “Nói vậy chắc nó trừ mình ra…!”

Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.

An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.

Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.

Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.

Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.

Thực không có tức gì bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng cười hì hì mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế...

Ừ, mà gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi, tê môi, để mà hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng thì khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì hì, thì ai không phải phát tức.

Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa.

Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.

(Đông Dương tạp chí)
Tặng Sgs

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Kinh nghiem xuong mau!


TTCT - 1. Trời quá lạnh, con chim nhỏ khi đang bay về phương nam tránh rét bị đông cứng lại và rơi xuống cánh đồng. Một con bò đi qua ị vào người nó.
Bãi phân bò đã ủ ấm cho chim; nó tỉnh lại, bắt đầu cất tiếng hót véo von. Một con mèo nghe tiếng chim hót lần theo âm thanh, phát hiện con chim trong bãi phân và lôi ra ăn thịt.
Bài học xương máu:
1. Không phải kẻ nào ị vào mình cũng là kẻ thù của mình.
2. Kẻ kéo mình ra khỏi bãi phân không chắc là bạn mình.
3. Quan trọng nhất: khi đang ngập ngụa trong phân tốt nhất là ngậm cái mồm lại.
PHAN TÊ ZI (st)

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

Thời gian.

Mình vừa đọc được website của một người quen, cậu này đã làm được một việc thật ý nghĩa cho cộng đồng, thật vui khi cuộc sống vẫn còn những tấm lòng, họ không chỉ biết sống cho riêng mình.
Và rồi mình đã suy nghĩ thật nhiều về khoảng thời gian sau một ngày làm việc,đừng để cái đầu mình trống rỗng, và đừng bắt nó phải miên man vào những miền vớ vẩn. Cố lên!

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

!

Khi bạn không còn muốn chia sẻ những buồn vui, nghĩa là bạn chấp nhận sự cô độc vĩnh viễn trong tâm hồn!

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

Vụ "News of the World"


Tờ News of the World buộc phải đóng cửa hôm 10/7 sau khi bê bối nghe lén điện thoại.
          Xem ra việc xâm phạm quyền riêng tư cũng mang một tội không nhỏ! Chưa kể gây tổn thương tinh thần người bị hại.
Việc này làm mình nhớ lại một câu chuyện:
Một anh nọ đến nhà bạn chơi, vì chủ nhà đi vắng nhưng lại quên đóng cửa, nên anh ta vào được nhà, nhưng thay vì quay ra vì vắng chủ nhà, anh ta lại nổi máu tham, mở tủ lấy tiền. Khi bị  phát hiện. Anh ta cứ một mực khăng khăng :”Tôi không có lỗi, vì tôi vô tình vào nhà được chứ không cố ý đi ăn trộm”. Chủ nhà phá lên cười: “Anh này buồn cười thật, đúng là anh vô được nhà tôi là vô tình, nhưng anh mở tủ lấy tiền sao gọi là vô tình?!. Tôi sẽ hài lòng hơn nếu  nhận được ở anh lời xin lỗi!”

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Khung của hẹp

Kìa.  "Khung cửa hẹp" - André Gide- Bản dịch của Bùi Giáng. Mừng như gặp lại cố nhân.
Bìa đẹp, nhưng sao mình vẫn thấy nhớ cuốn sách mình đọc hồi nhỏ.
"Ai đẩy Thuý Kiều vào lầu xanh? Ai xô Alissa vào khung cửa hẹp? Định mệnh hay nghi ngẫu?
"
Sắp tới là 2 ngày dành cho "cố nhân"!!!!!!!!

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Quán café ruột

Chiều nay mình ngồi nghe chị kể: "Em biết không, những người bạn tri kỷ thường có 1 quán cafe quen thuộc, rồi bất ngờ một hôm, có một cái bảng nhỏ treo trước cổng quán: "Tạm ngừng bán". Chị chợt thảng thốt: vậy là tụi chị mất đi cái quán "ruột"!, một ý nghĩ điên rồ thoáng qua đầu chị: "có khi nào chị và bạn chị nghỉ chơi nhau?!"- Ồ, không, chị đã từng nghĩ trái đất này có tan đi cũng không bao giờ có chuyện đó.
Vậy mà, em à, chuyện đó đã xảy ra".
Mình lặng lẽ nhìn chị: "chắc chị buồn lắm?". Chị cười thật nhẹ: "Không, chị muốn vậy mà".
Đừng chọn cho mình một quán cafe "ruột"  nha các bạn!!!!!

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Chung thủy

Tự nhiên mình ngồi nhớ chuyện ngắn "Ruồi" của Nguyễn Đông Thức".
Có câu thật zui" Người chung thủy là người không có cơ hội ngoại tình".
Hi hi, Khi đâu đó thấp thoáng hình ảnh người thứ ba, lập tức con tim bạn sẽ nổi loạn!


http://nhavantphcm.com.vn/tac-pham-chon-loc/ruoi-truyen-ngan-nguyen-dong-thuc.html

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

Tháng 7

Thế là hết một đợt TS! chuẩn bị chiến đấu tiếp! Hi, cũng zui.

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

Hoa dại

Hôm qua đến nhà một người bạn, mình chợt nao lòng trước một bụi hoa dại ở góc vườn. Loài hoa gắn liền với một thời thơ ấu, hoa vẫn tồn tại, chỉ có lòng người sau những bận rộn  với cuộc mưu sinh chợt giật mình!!!!........

Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Mệt mỏi


 Sắp tới là một chuyến đi thật xa, tạm biệt những tháng ngày mệt mỏi! Mình nghĩ đã về nơi bình yên nhất, nhưng rồi cũng không tránh được những mệt mỏi của cuộc đời.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Nợ nhau!


Có nợ thì phải trả. Nhưng không thể thế chấp lòng tự trọng của mình được."
Bạn này có câu này hay thiệt! hi hi


dieu at 07/07/2011 10:13 am comment
Nhiều người không có lòng tự trọng thì lấy chi thế chấp?