Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Lạnh


Tối  hôm qua quên cài báo thức, vậy là ngủ một mạch đến 6h30, Nghe rì rào ngoài trời! Mưa, lành lạnh, hèn chi ngủ sướng ghê, cũng nhờ sáng suốt, trước khi ngủ kịp trải một tấm nệm, đắp một cái mền dày sụ,  kèm thêm một cái áo len, hi hi. Ước chi đừng đi làm, ngủ miết đến 9h, có mấy  chủ nhật rứa rồi. Thấy đời xênh xang!
    Cả buổi chiều lại mưa, mưa dài đến tối, hông lang thang đâu đó sau giờ làm, vì lạnh. Mình chịu lạnh dở  ẹc, chỉ cần nửa đêm trời trở lạnh là bị thức giấc liền. Chắc tại ngủ với mẹ nhiều quá, nhớ quá đi cái nồi than mùa đông dưới giường mẹ, mình chui vô đó bên mẹ ấm ru. Hazz, ,,,thôi, đi ngủ. Nghĩ chi nhiều, đã dặn mình bao nhiêu lần vậy rồi, cứng rắn lên...........


H at 11/05/2012 07:52 pm comment
Ều ! không được ngủ với mẹ đến già, nhớ chưa ai lại thế bao giờ! Mau chống lày đi thôi! [img]21[/img][img]21[/img]Cứng rắn lên!
tunrua at 11/05/2012 08:04 pm reply
[img]1[/img]
Cô nhỏ at 11/03/2012 08:53 am comment
Nhớ đi ... trước khi đi ngủ nhé chị Tunrua, nệm dày mền dày vậy trời mưa lạnh ni khó khô nhỉ [img]17[/img][img]4[/img]
tunrua at 11/05/2012 07:45 am reply
Hic, đâu có dám ngủ nệm nhiều đâu![img]24[/img]
chau at 11/01/2012 08:30 am comment
Mạnh mẽ lên chị tunrua nhé.
tunrua at 11/01/2012 01:32 pm reply
Hì, cám ơn em iu![img]1[/img]
by at 11/01/2012 06:59 am comment
Cứng rắn lên chứ![img]6[/img]
tunrua at 11/01/2012 01:31 pm reply
[img]4[/img]

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Học ở xứ người


Người Phần Lan nói sao làm vậy
TTCT - Chuyến đi thực địa tháng 9-2012 trong khuôn khổ một đề án nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) tổ chức đã cho chúng tôi cơ hội tận mắt chứng kiến cuộc sống học đường, cách thức tổ chức giảng dạy, học tập của người Phần Lan.
Một giờ học vẽ ở Trường tiểu học Hyrkin (bắc Phần Lan) - Ảnh: Khánh Trung
Nơi chúng tôi chọn khảo sát là Trường Hyrkin - một trường tiểu học trong vùng Mohos, cách TP Oulu ở phía bắc Phần Lan khoảng 35km. Với người Phần Lan, đây là một ngôi trường nông thôn, có thể nói là “vùng sâu vùng xa”. Trong nhiều tuần, chúng tôi đã gặp gỡ, nói chuyện với các thành viên của trường như hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với một số nhân vật chủ chốt.
Những điều chúng tôi nghiệm thấy rõ nhất trong đợt khảo sát: người Phần Lan hầu như không có bệnh nói hay cày dở, không lý thuyết suông, không lý luận chủ nghĩa gì cao siêu, không có phong trào thi đua khen thưởng gì cả. Các văn bản luật Phần Lan liên quan đến giáo dục viết ngắn gọn, rõ ràng. Trong văn bản quy định thế nào thì họ thực hành trong thực tế tại các trường như vậy. Tôi lấy vài ví dụ sau đây để chứng minh điều này.
Công bằng cơ hội
Luật giáo dục cơ bản Phần Lan quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đảm bảo sự công bằng cơ hội trong giáo dục trong khắp cả nước” (điều 3). Thế là tại các trường học, người ta làm đúng như thế. Trong trường tiểu học chúng tôi quan sát có một học sinh lớp 1 bị khiếm thị, chỉ nhìn được 20%.
Để hỗ trợ học sinh này không thua kém bạn bè, nhà trường, với kinh phí của nhà nước (trung ương và địa phương), phải đầu tư riêng cho học sinh này một hệ thống điện tử trợ giúp đôi mắt, một bộ vi tính có chứa tất cả nội dung học tập để trợ giúp đôi tay (vì em này cầm bút không được), một trợ giáo ngồi sau lưng em trong lớp để kèm và giúp đỡ em ngoài sân chơi (công việc của trợ giáo này chủ yếu kèm riêng học sinh này).
Hội đồng quốc gia giáo dục Phần Lan đưa ra ba mức độ hỗ trợ dành cho tất cả học sinh, trong đó có chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho học sinh học yếu hay có các vấn đề về thể chất hoặc tâm lý. Với những học sinh này, giáo viên đứng lớp phải phối hợp với các chuyên gia giáo dục, với phụ huynh và các tổ chức an sinh xã hội, các câu lạc bộ địa phương để lên kế hoạch cho từng trường hợp, với mục tiêu giúp từng học sinh phát triển tối đa, xóa bỏ khoảng cách với các học sinh giỏi giang khỏe mạnh khác.
Trong ngôi trường chúng tôi đến có một chuyên gia giáo dục đặc biệt chuyên kèm 25 học sinh thuộc diện này của tất cả các lớp. Các học sinh này học với cô một tuần hai tiết, lớp học của cô tối đa bốn học sinh. Với kỹ năng của một chuyên gia được đào tạo, với sự hỗ trợ của các phương tiện sư phạm đặc biệt, các em vừa học vừa chơi, chơi nhưng để học, để thực hiện các bài tập.
Công bằng cơ hội là như vậy, những học sinh không may bị tật nguyền hay kém trí thì trách nhiệm của xã hội là phải tạo mọi điều kiện để các em cũng được nhìn, được viết, được hiểu như các bạn đồng lứa. Kết quả nghiên cứu của PISA (xem box) chỉ ra rằng ngoài chuyện học sinh Phần Lan luôn dẫn đầu thế giới, ở nước này khoảng cách giữa học sinh giỏi và chưa giỏi là không nhiều, chất lượng giữa trường TP và nông thôn không có khoảng cách là mấy. Đây là hoa trái của những chính sách giáo dục đúng khiến nhiều quốc gia thèm thuồng.
Tự giáo dục - phát triển toàn diện
Luật giáo dục quy định: “... tạo những điều kiện cơ bản cho học sinh để các em tự tham gia vào giáo dục, cũng như tự phát triển bản thân trong suốt cuộc sống” (điều 2). Người lớn Phần Lan làm đúng như thế. Quan sát nhiều lớp học, chúng tôi thấy không có giáo viên nào giảng bài suông tổng cộng quá 15 phút cho một tiết dạy 45 phút. Các giáo viên thiết kế giáo án trong đó học sinh là trung tâm, tạo điều kiện cho học sinh tự làm việc một mình hay nhóm.
Một ví dụ về giờ dạy sử lớp 6: Mở đầu bài mới, học sinh được yêu cầu đọc to các đoạn trong sách giáo khoa, các em tự chia nhau đọc, em nào cũng có phần. Kế tiếp, giáo viên đặt các câu hỏi và dành thời gian cho học sinh tự suy nghĩ, sau đó rất nhiều học sinh giơ tay để trả lời. Dựa trên các câu trả lời, giáo viên giải thích và chỉnh lại, sau đó yêu cầu học sinh làm bài tập ngay tại lớp. Các em tự đọc lại tài liệu và điền vào chỗ trống trong cuốn bài tập. Học sinh ngồi gần nhau có thể trao đổi với nhau về nội dung các câu trả lời, trong khi giáo viên trả lời thắc mắc của một số học sinh khác.
Mấy hôm sau, chúng tôi quay lại giờ học sử kế tiếp của lớp 6 này thì thấy học sinh được chia nhóm, mỗi nhóm nhận một đề tài thuyết trình. Các nhóm kiếm phòng trống trong trường để tự thực tập thuyết trình. Giáo viên giải thích với chúng tôi mục đích thuyết trình không chỉ liên quan đến kiến thức môn sử mà tập cho các em kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tự nghiên cứu và thẩm tra các nguồn tài liệu, kỹ năng làm việc nhóm... Tạo điều kiện cho học sinh tự học là như thế, giáo dục toàn diện là như vậy.
Luật giáo dục cơ bản quy định hỗ trợ học sinh phát triển (phần 2 - điều 1) về mọi mặt, trong đó có phát triển về thể chất (phần 3 - điều 2). Theo đó, học sinh được ăn trưa miễn phí ở trường, với bữa ăn được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán cẩn thận, bởi chuyện ăn uống liên quan đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và trí lực của học sinh nằm trong kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tổng thể. Ngoài chuyện ăn uống, các em còn được xe buýt đưa đi bơi hằng tuần, được chơi thể thao đủ mọi hình thức. Cách thức giáo dục thể chất của họ diễn ra như thế...
Thực học - thực làm
Học sinh Phần Lan học gì cũng học thiệt chứ không phải cưỡi ngựa xem hoa. Trong giờ học thêu - môn thủ công, chúng tôi thấy cô trò cùng nhau thêu thùa các sản phẩm cụ thể với vật liệu và dụng cụ đầy đủ. Giờ học mộc, cũng trong chương trình môn thủ công, thầy trò hì hục bào, đục, cưa trong xưởng mộc của nhà trường, được trang bị đủ máy móc, dụng cụ, vật liệu không thua gì một xưởng mộc chuyên nghiệp bên ngoài. Học nhạc thì có đủ nhạc cụ, phục vụ năng khiếu của từng học sinh. Học về môi trường, giáo viên đưa học sinh vào rừng chơi các trò chơi, thông qua đó các em hiểu biết về đời sống động thực vật, tôn trọng môi trường thiên nhiên.
Tóm lại, người Phần Lan đưa ra mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là: đào tạo học sinh phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, mang các giá trị của xã hội dân chủ, công bằng và nhân quyền.
Những điều này thể hiện trong mục tiêu của từng vùng địa phương, từng trường học, thấm vào tư duy và hành động hằng ngày của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh, tạo ra một sự nhất trí chung thống nhất trong các văn bản chính thức cũng như thực tế. Tôi không thấy có khoảng cách giữa những gì được Luật giáo dục quy định và thực tế đang diễn ra. Ở đây không có chuyện nói một đường làm một nẻo, không thấy bệnh thành tích, bệnh dối trá. Khác biệt với nền giáo dục Việt Nam là ở chỗ này.
Thành công của giáo dục phổ thông Phần Lan không những chỉ là việc liên tục đứng đầu trong các đợt thi PISA mà hơn thế, với những gì đang xảy ra trong thực tế, họ đào tạo được những công dân tương lai có đầy đủ tố chất cần thiết để bước vào đời, làm chủ cuộc sống bản thân và xã hội trong một thời đại cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Cũng bằng cách đó, họ duy trì và thúc đẩy sự phát triển, tạo ra được một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thật sự.
Ngay lần đầu tiên (năm 2000) Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment, PISA, nhằm đánh giá thành tích học đường của học sinh 15 tuổi ở các môn toán, khoa học và đọc hiểu) được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thực hiện, Phần Lan đã dẫn đầu 32 nước tham gia.
Năm 2006, nước này vẫn dẫn đầu 56 nước tham gia, mặc dù phải chia sẻ vị trí đứng đầu với các quốc gia và lãnh thổ châu Á như Hàn Quốc, Hong Kong về toán và đọc hiểu. Lần gần đây nhất (năm 2009), Phần Lan vẫn thuộc tốp đứng đầu trong tổng 65 nước tham gia.
Thành công của giáo dục Phần Lan còn được tô đẹp bởi tựa đề các công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu giáo dục trên khắp thế giới, chẳng hạn như: The finnish primary school: ten elements of educational excellence (Nhà trường tiểu học Phần Lan: mười yếu tố của giáo dục trác việt) của Lynn Lahti Hommeyer (2010); The secret to Finland’s success: educating teachers (Bí mật thành công của giáo dục Phần Lan: đào tạo các giáo viên) của Pasi Sahlberg (2010); La Finlande: Un modèle éducatif pour la France? Les secrets d’une réussite (Phần Lan: một mô hình giáo dục cho nước Pháp? Những bí mật của một sự thành công) của Paul Robert (2010); Reussite scolaire enquete PISA: le miracle finlandaise (Sự thành công học đường qua điều tra PISA: phép lạ Phần Lan) của Philippe Deraye (2008).
Rubic at 11/19/2012 09:27 am comment
Chúc mừng Bạn 20-11
tunrua at 11/19/2012 06:32 pm reply
[img]1[/img], Bạn tinh ý quá! Cám ơn bạn ghé thăm!
H at 10/31/2012 11:52 am comment
Không biết có phải họ văn minh hơn mình không nhỉ, Cùng lắm thì tiên tiến hơn chất lượng giáo dục tốt hơn , chứ mọi cái chắc không bằng mình! Số lượng giáo sư tiến sỹ(Nhìn chung về học hàm và học vị) họ sẽ không đông bằng mình, Về số lượng Giáo viên cũng ít hơn, dĩ nhiên học trò cũng ít và trường sở cũng thua mình. Mình hơn hẳn họ nhiều thứ chứ , thế mà bạn lại không khen mình mà lại đi khen họ là sao nhể. Có thể nói 5 năm lại đây những người đi học thạc sỹ ở mình 100% đỗ loại giỏi ! Kinh ! Vừa qua đại loạn một thạc sỹ bảo vệ với điểm tuyệt đối 10/10 thế mà không phân biệt được canh giờ và món canh gà. Trong bài thơ có đến nửa thiên niên kỷ tồn tại . tôi thật sự không còn một chút niềm tin nào vào nền giáo dục của Việt Nam!. tại sao ư ! Vài lời chia xẻ và bông phèng với Tunrua!
tunrua at 10/31/2012 01:51 pm reply
Hic, em có nói chi mô Sỏi hè, em chỉ post bài lên thui mờ! Hic. Còn nỗi niềm của Sỏi em hiểu lắm lắm luôn![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/30/2012 09:14 am comment
"Tóm lại, người Phần Lan đưa ra mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là: đào tạo học sinh phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, mang các giá trị của xã hội dân chủ, công bằng và nhân quyền." mục tiêu đáng mơ ước cho giáo dục VN!
tunrua at 10/31/2012 08:15 am reply
Mơ về nơi xa lắm! Hi hi[img]5[/img]
Cô nhỏ at 10/29/2012 09:39 pm comment
Nghe kể mà thèm ...[img]105[/img]
tunrua at 10/31/2012 08:13 am reply
[img]10[/img]

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Nắng lạ


áng nay đi làm, trời hửng nắng, vàng ươm ở chân trời mà lại mưa. mưa to, đường đầy nước! Nắng lạ!

Xa trên nền trời là cái mống xinh xinh. Hồi nhỏ cứ thích ngồi ngắm mống khi trời vừa nắng vừa mưa, thích kinh.
"Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa,........ mống vừa vừa thì...tạnh" (câu đuôi ni mình sáng tác). Hee
Cô nhỏ at 10/28/2012 11:00 am comment
Nắng quái [img]1[/img]
tunrua at 10/28/2012 07:47 pm reply
Quái nắng[img]1[/img]
chau at 10/25/2012 04:38 pm comment
Khi trời đổ nắng, có mưa về gọi lại Khi trời đổ mưa, có nắng về sưởi ấm Bốn mùa, có nắng và có mưa...
tunrua at 10/28/2012 07:47 pm reply
[img]1[/img], ui da, bữa ni làm thơ nữa chớ![img]1[/img]

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Cửa sau


Buổi tối, ngồi hong tóc trên bục cửa sau, trong nhà mình thích nhất nơi cửa sau, ở đó nhìn ra một khoảng đất trống nho nhỏ, chủ nhân của khoảng trời nhỏ ấy là một bà già dễ mến sống một mình trong căn nhà cất trên phần đất còn lại của mảnh đất 7m chiều ngang. Nhà bà cũng có cái cửa sau, mỗi sáng và mỗi tối khi mình mở của sau nhìn qua, nhận được từ bà nụ cười hiền lành, ấm áp lạ. Không hiểu sao cứ thích nói chuyện với người già và chơi với con nít. 
    Những đêm có trăng, mình tắt hết điện trong nhà, ngồi im trên bục cửa sau tận hưởng sự yên ắng và thứ ánh sáng huyền hoặc trải trên khoảng trời nhỏ bé còn lại sau những ngôi nhà cao tầng. Gió lồng lộng mát!
    Thỉnh thoảng nhà bên bà lao xao, đó là những ngày đám con cháu về chơi, tối đó thế nào trong câu chuyện với mình cũng có những cái tên được nhắc đến: con Hai, thằng Út,... cùng với nụ cười móm mém. Sao giống Thềm hoang của Nhật Tiến!
    Sáng nay, chuẩn bị đóng cửa đi, bà nói: “Nhận được hoa nhớ cho bà một cái nghe!”. Mình thoáng ngớ người, bà cười, thì bữa nay lễ, nghe tổ dân phố nói. Mình bật cười, bà già tân tiến gớm! Có lẽ mình là người phụ nữ duy nhất không thích ngày này và ngày 8/3! Mình thích “Ngày của Mẹ” (Mother's Day). Mà thôi, đâu có ai kỳ cục như mình.
    Hi. Mình cũng có“cửa sau” đó nhỉ! Nhưng “cửa sau” của mình bình yên và ”trong sáng”!

Thuyhung30475 at 10/24/2012 08:00 pm comment
“cửa sau” và....”trong sáng”!
tunrua at 10/25/2012 06:50 am reply
Trong sáng vì chưa có ai vào nhà mình bằng cửa sau! Hi hi[img]1[/img]
chau at 10/23/2012 10:00 am comment
Có cái "cửa sau" hông bình yên đâu chị iu ơi, hehe...
tunrua at 10/23/2012 10:23 am reply
Có chứ, có bà già dễ thương mà![img]1[/img] (Mà đừng có nghĩ bậy nghe, C là đầu óc chúa phong phú đó nghe)
by at 10/20/2012 06:39 pm comment
[img]6[/img]
tunrua at 10/22/2012 10:46 pm reply
[img]1[/img]
Lãn Ông at 10/20/2012 01:48 pm comment
💐
tunrua at 10/22/2012 10:46 pm reply
[img]7[/img]

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Lạc lối!


Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. 
Ôi, còn đương chức hông có thời gian đọc sách!


Giáo dục: Những bài học “lạc lối”
Từ bộ đề thi ngột ngạt...
TTCT - Cuộc bàn thảo về giáo dục gần đây của nhiều chuyên gia, nhà giáo, trí thức... đọng lại trong dư luận xã hội nỗi buồn về sự “lạc lối” của giáo dục nước nhà. Trong đó, đầu bảng là kiểu dạy và học chỉ để đi thi, lấy bằng mà “bộ đề thi” (giai đoạn 1988-1997) là một ví dụ.
“Sơ yếu lý lịch” bộ đề
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến cụm từ “bộ đề thi” để nói về một giải pháp sai lầm lớn nhất mà Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp lúc đó (gọi tắt là Bộ ĐH) đã triển khai. “Tôi là một trong những người đã cảnh báo: ra bộ đề thi thì sẽ dẫn tới học tủ. Và học tủ thì mất tính sáng tạo, học tủ thì không còn quá trình nỗ lực nữa rồi, nghĩa là anh chỉ nhớ lấy một cái tủ rồi làm theo cái hình mẫu ấy. Thế nhưng Bộ ĐH không nghe” - ông nhớ lại.
Thời điểm GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến ở trên là năm 1988 - năm đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn mười năm cả nước thi tuyển sinh ĐH sử dụng bộ đề thi do Bộ ĐH ban hành. Lúc đó, GS Nguyễn Cảnh Toàn là thứ trưởng Bộ Giáo dục, vấn đề tuyển sinh ĐH lại do Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH) phụ trách. Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh là PGS.TS Đỗ Văn Chừng, với mong muốn cải tiến công tác tuyển sinh, đã đề xuất ý tưởng ra một bộ đề thi và được lãnh đạo Bộ ĐH ủng hộ.
Bộ đề thi được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1988 với số lượng trên dưới một trăm đề thi hoàn chỉnh cho mỗi môn. Những năm sau, Bộ ĐH tiếp tục bổ sung đề thi vào bộ đề, môn nhiều nhất có khoảng 200 đề. Để làm bộ đề, Bộ ĐH đã mời những thầy có tiếng bậc nhất trong các ngành khoa học cơ bản của các trường ĐH lớn, chủ yếu là ở các trường phía Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội)… Các trường ĐH trên cả nước buộc phải sử dụng bộ đề khi tổ chức tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi của mỗi trường được chọn thông qua một quy trình bắt buộc.
Thoạt tiên, các thành viên hội đồng đề thi của mỗi trường chọn ngẫu nhiên một đề, sau đó họ tập hợp các đề ngẫu nhiên đó để biên soạn lại thành một đề hoàn chỉnh. “Quy trình là như vậy nhưng có trường làm rất nghiêm túc, có trường làm qua loa bằng cách chọn đại nguyên vẹn một đề thi nào đó khiến nhiều thí sinh phát hiện ngay đó là đề số mấy của môn nào trong bộ đề” - một cựu chuyên viên Vụ Tuyển sinh nhớ lại.
Tháng 3-1990, Bộ ĐH nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT và do GS Trần Hồng Quân làm bộ trưởng. Vụ Tuyển sinh nhập vào Vụ Công tác học sinh thành Vụ Công tác học sinh - sinh viên do PGS Đỗ Văn Chừng làm vụ trưởng. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, từ năm 1997 bộ đề thi chính thức bị bãi bỏ.
Tội đồ gây ra nạn quay cóp?
Theo ký ức của nhiều người trong cuộc, từ thập niên 1980, khi xuất hiện bộ đề, nạn quay cóp bùng phát rồi lan tỏa dữ dội nhờ sự phát triển của dịch vụ photocopy. Nay, nạn quay cóp trở thành một mặt không thể thiếu trong đời sống học đường. Nhiều nhân chứng cho biết ngay từ khi Bộ ĐH nảy sinh ý tưởng làm bộ đề thi, giới trí giả trong cả nước phản ứng quyết liệt. “Bộ tổ chức rất nhiều hội thảo, nhận được rất nhiều ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến phản đối.
Có lần tôi vào dự hội thảo trong Nam, nhiều giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đứng lên nói tôi không ra gì. Họ nói các anh đã làm một việc hết sức vớ vẩn, phản sư phạm. Theo họ, công khai đề thi thì học sinh chỉ nhăm nhăm học theo đề mà không thiết tha học những kiến thức khác. Họ cũng cảnh báo nguy cơ học sinh mang tài liệu vào phòng thi mà không tài nào ngăn chặn được”- ông Đỗ Duy Dự, nguyên chuyên viên Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH), buồn bã nhắc lại.
“Hội chứng thi”
“Gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu. Trước đây thi theo bộ đề thi cho sẵn, nay bộ đề thi biến tướng thành các bảng “cấu trúc đề thi”. Nghĩa là tư duy có thay đổi gì đâu, hai mươi năm trời, tốn bao công nghiên cứu, cuối cùng trở lại gần như điểm xuất phát, dưới một hình thức có vẻ mới để che giấu một phương pháp cổ lỗ” - GS Hoàng Tụy.
Nhưng những người ủng hộ bộ đề vẫn rất quyết tâm. Theo lập luận của phái này, bộ đề là một công trình khoa học giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt động dạy - học kiến thức trong trường phổ thông vì hồi đó nước ta chưa có chương trình phổ thông, càng không có khái niệm chuẩn kiến thức kỹ năng, việc dạy học hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thậm chí có người còn bao biện, cứ cho là học sinh sẽ học vẹt, nhưng với những em thuộc được kiến thức của cả bộ đề thì xứng đáng đỗ ĐH! 
Những người khai sinh và nuôi dưỡng ý tưởng làm bộ đề còn cho rằng việc sử dụng bộ đề sẽ giúp thu hẹp ảnh hưởng của các “lò” luyện thi xung quanh các trường ĐH (vốn xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH do các trường tự làm, tự ra đề). Thực tế ngược lại, ngoài tình trạng phao thi trắng sân trường sau mỗi kỳ thi, các “lò” luyện thi mọc lên như cỏ dại sau mưa vây kín các trường ĐH. Hồi ấy giá vàng 200.000 đồng/chỉ thì các “đại sư” luyện thi thu nhập từ 10-50 triệu đồng/tháng.
Ở Hà Nội, xung quanh khu vực ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm… tất cả các nhà bỏ hoang, nhà kho đều bị biến thành “lò” luyện thi, mỗi “lò” chen chúc hàng trăm người, những “lò” nổi tiếng thậm chí còn chứa từ 500-800 người. Anh Long, một cựu học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), nói: “Hồi đó hôm nào tôi cũng phải canh giờ đi sớm cả tiếng mà may mắn lắm mới được ngồi hàng ghế thứ 2. Hôm nào chậm chân mấy phút phải ngồi hàng ghế thứ 5, thứ 6 thì chẳng học được gì! Những bạn ngồi hàng cuối của cái lò 700-800 người ấy thì học được cái gì nhỉ?”.
Một người trong cuộc khác, thầy Trần Phương (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN) cũng chia sẻ chính mình là người “vớ bẫm” nhờ bộ đề. Hồi ấy, là một thầy luyện thi khá có tiếng ở Hà Nội, thầy Phương còn viết một cuốn bài giải tất cả đề môn toán trong bộ đề. Nhờ cách giải rất ngắn gọn so với cuốn đáp án chính thức, cuốn sách bán chạy như tôm tươi, tiền nhuận bút thầy Phương nhận được sau 7-8 lần tái bản trong vòng ba năm (1995-1997) là 90 triệu đồng, chưa kể lượng phát hành “tiểu ngạch” (bản photocopy thu nhỏ) của cuốn sách.
Cải tiến cải lùi 
Đời sống tuyển sinh “hậu bộ đề thi” nhiều biến động, trong đó sự thay đổi mạnh mẽ nhất là kỳ thi “ba chung” được triển khai từ năm 2002. Ngạc nhiên thay, tác giả của “ba chung” không ai khác mà vẫn là PGS.TS Đỗ Văn Chừng. Năm 2001, khi chuyển mảng quản lý tuyển sinh qua cho Vụ ĐH và sau ĐH phụ trách, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hồi đó là ông Nguyễn Minh Hiển đã luân chuyển ông Chừng từ vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên sang làm vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH. Với cương vị vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, ông Chừng và cộng sự tiếp tục tổ chức các hội thảo, bàn thực hiện giải pháp “ba chung”.
Năm 2002, khi “ba chung” được triển khai, ông Chừng tuy nghỉ quản lý nhưng vẫn là trợ lý bộ trưởng, thực chất là hỗ trợ làm tuyển sinh cho vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH kế nhiệm là ông Bành Tiến Long. Hồi ấy Bộ GD-ĐT luôn cho rằng “ba chung” chỉ là giải pháp tình thế nhưng mười năm trôi qua, GS Bành Tiến Long từ vụ trưởng lên làm thứ trưởng và giờ đã nghỉ hưu mấy năm rồi, giải pháp lâu dài thay thế “ba chung” vẫn còn đâu đó mờ mịt. 
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Duy Dự, thuộc cấp và là người kề vai sát cánh với vụ trưởng Đỗ Văn Chừng trong hành trình mấy chục năm cải tiến cải lùi công tác tuyển sinh, lặng người khi nói đến bộ đề. Ông Dự dùng các từ “ấu trĩ”, “bảo thủ” khi nói về mình trong giai đoạn đó. “Giá như hồi đó mình sáng suốt biết lắng nghe những lời phản biện hơn - ông Dự day dứt - Ngay khi đang làm việc ở Bộ GD-ĐT, tôi đã nhận ra dường như hệ thống giáo dục của mình đang được vận hành theo cách không bình thường.
Thi tuyển sinh chỉ là một khâu rất nhỏ trong quá trình đào tạo mà sao mình và xã hội phải tốn công tốn sức với nó, dành nhiều thời gian để nói về nó thế? Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. Theo ông Dự, mọi tìm kiếm giải pháp cho tuyển sinh rốt cục sẽ sa lầy khi mà làm tuyển sinh đối phó, học là để thi cử - lấy bằng cấp vì tất cả những thiết kế sẽ chỉ luẩn quẩn trong vòng “học để thi”. 
Những nhà giáo từng cộng tác với Bộ GD-ĐT về quản lý công tác tuyển sinh cũng ngán ngẩm khi nói về những sự loay hoay của một thời. Đường đường một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ mà nhiều khi cứ hành xử theo kiểu “giật mình sực nhớ”.
GS Nguyễn Hoành Khung - một chuyên gia tầm cỡ “cây đa cây đề” khi nhớ về giai đoạn tham gia quản lý công tác tuyển sinh mảng ra đề thi - đã nhận xét: “Sau khi bộ đề thi cáo chung là đến giai đoạn các trường tự ra đề thi. Hồi ấy có hàng trăm thứ rắc rối và lẽ ra bộ phải xử lý nhưng rốt cục bộ phải lờ đi, nếu không sẽ rắc rối quá, ầm ĩ quá, thậm chí sẽ có chuyện đâu đó phải tổ chức thi lại. Lắm đáp án sai be bét mà có khi toàn do những giáo sư thảo ra cả”.
Theo giải thích của GS Nguyễn Hoành Khung, sở dĩ giáo dục loanh quanh trong cái mạng nhện của chính mình có thể do “thiếu những người đứng đầu có tư tưởng, có triết lý, có suy tư về chiến lược giáo dục”.
“Thời mà thủ lĩnh ngành giáo dục xuất hiện những trí thức tầm cỡ như các GS Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu không còn nữa mặc dù đội ngũ làm nghiên cứu về giáo dục rất hùng hậu với nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tôi lấy làm lạ vì thời đại hội nhập sao mình không học hỏi thế giới một cách nghiêm túc mà cứ gặp những cái tày đình mới nói, nói một hồi thành ra mỗi người một ý rồi lại để đấy” - GS Nguyễn Hoành Khung nhận xét.
THƯ HIÊN
Thuyhung30475 at 10/20/2012 12:49 pm comment
Hi hi chào Tunrua,chúc 20-10 vui nhiều nha!
tunrua at 10/20/2012 01:05 pm reply
[img]1[/img], cám ơn TH nhiều, chúc gia đình TH một ngày vui vẻ!
Cô nhỏ at 10/19/2012 08:48 pm comment
[img]46[/img]
tunrua at 10/20/2012 06:53 am reply
[img]4[/img]
Lãn Ông at 10/16/2012 07:22 pm comment
Con đường duy nhất: giải tán bgd! [img]31[/img]
tunrua at 10/16/2012 08:29 pm reply
Khó hì! Ai làm chuyện ni hè![img]1[/img]

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Cãi!


Ngoài hiên hai cô cậu bé đang nói chuyện, đột nhiên giọng ku cháu căng thẳng:
- Hông biết mà cũng cãi!
Giọng con bé ướt mèm:
- Thì hông biết mới cãi!
Mình bật cười. hông biết cô bé có hiểu điều nó  nói hông.
Mình thì nghĩ, đúng là cô nào cháu đó, bao nhiêu lần cái tật hay cãi bị nhận hậu quả quê độ quá chừng.
Con bé chỉ cãi bướng rứa thôi, chứ ku anh nói nó vẫn chịu nghe, bị khuất phục bởi chân lý! Mình cũng vậy.

Cá Gỗ at 10/10/2012 11:04 am comment
He he giống dân bọ nhà bác Cá[img]4[/img]
tunrua at 10/11/2012 06:55 am reply
Hì, bọ cãi hổng qua xứ em đâu![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/09/2012 10:10 pm comment
Tối ni không qua cãi nhau với tui hả![img]4[/img]
tunrua at 10/10/2012 08:52 am reply
Hì, đâu phải lúc mô cũng cãi đâu![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/08/2012 03:04 pm comment
Nhìn cô bé làm tui nhớ hình ảnh của tunrua hồi nhỏ ha![img]4[/img]!
tunrua at 10/08/2012 08:21 pm reply
Hì, hồi nhỏ tunrua hông có cãi đâu!
Cô nhỏ at 10/08/2012 12:07 am comment
"Mình cũng vậy" [img]4[/img] Cái sự cãi ni nó có từ trong máu của người dân xứ hay cãi đây mà [img]4[/img]
tunrua at 10/11/2012 12:52 pm reply
[img]24[/img]
Cô nhỏ at 10/11/2012 07:10 am reply
Thì em bảo "Mình cũng vậy" mà, có cãi đâu? [img]4[/img] Hi hi... Mà hình như mình ....đang cãi...[img]21[/img]
tunrua at 10/08/2012 08:20 pm reply
CN nhớ là mình cũng có dây mơ rễ má ví nhau đó nha![img]1[/img]
H at 10/07/2012 10:24 pm comment
Cô nó chẳng qua là đứa trẻ hơi già chút thôi, tính nết thì cháu nó giống cô chứ cô hơi đâu mà giống cháu!
tunrua at 10/08/2012 08:18 pm reply
Hi hi, [img]1[/img]

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Ký ức đô thị


 Từ ngày việc đi nhà sách không còn thuận tiện nữa, mình lò mò mua sách trên mạng, có những cuốn sách người ta đã quên đi từ lâu, mình lại bắt gặp. Cũng có cuốn nóng hôi hổi, vừa thổi vừa coi. Hi hi. Tất nhiên chỉ lượm những cuốn mình thích.
Bạn cảnh báo: "Coi chừng bị lừa sách giả, mua sách thì  phải cầm trên tay ngắm nghía rồi mới mua!" Cũng biết vậy, nhưng mà biết làm sao được, khi những  nhà sách mình thích cách mình cả nghìn cây số!
Nhớ hoài cái lần em dẫn mình đi giữa muôn nghìn những sách ở khu Đinh Lễ- HN
Lại lan man,
Mình đọc Ký ức đô thị, đây là lần thứ hai đọc tác giả này. Lần đầu, mình hông hiểu mấy.
Lần này có vẻ dễ chịu hơn, những suy nghĩ ngắn và thông minh.
"Không dễ gì xóa đi ký ức của một con người, cho dù có tự nguyện và cố gắng đến mấy. Một ký ức mất đi là một lần tiềm thức thay đổi........"
Mình, luôn thay đổi khẩu vị, để khỏi nhạt............


H at 10/07/2012 10:27 pm comment
Không sao đâu mà , mua trên mạng cũng được , sách mà bây giờ mấy ai đọc mà nó làm giả! Bạn đến Đinh Lễ mua hay chứ vừa rẻ vừa nhiều Hi Hi
tunrua at 10/08/2012 09:20 pm reply
Sỏi ni thâm quá nha![img]1[/img]
Cô nhỏ at 10/07/2012 01:28 pm comment
Cho em mượn với, hihi.
tunrua at 10/11/2012 08:05 am reply
[img]1[/img]
Cô nhỏ at 10/11/2012 07:06 am reply
Dạ, Cô nhỏ cảm ơn chị Tunrua. Đêm qua em cho mấy nhóc đi coi xiếc nè. Mấy nhóc thích mê. Còn mình thì mỗi lần xem về đều thấy xúc động... Ngày mới vui chị nhé [img]6[/img]
tunrua at 10/11/2012 07:01 am reply
Định gửi sách cho CN, nhưng chỉ CN cái ni, có trong nớ hết trơn![img]1[/img], blog của tác giả đó: http://5xublog.org/2012/09/11/ky-uc-do-thi/
tunrua at 10/07/2012 09:01 pm reply
[img]1[/img] CN sẽ nhận được.
Bà Tám at 10/05/2012 07:58 am comment
Nghe tên sách đã thấy hấp dẫn rồi.
tunrua at 10/06/2012 05:56 pm reply
Dạ, những viết ngắn hóm hỉnh, đọc cũng vui chị ah.[img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/04/2012 09:17 am comment
Còn kí ức của tunrua là gì![img]4[/img]
tunrua at 10/04/2012 10:43 am reply
Là một vùng mờ mờ, hông rõ lắm! hi hi[img]1[/img]