Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Còn nhớ nhau thì về!


Nếu một ngày nào đó bạn chợt nhớ đến có một người tên tunrua thì hãy  vào đây gặp hắn nha:

http://tunrua.blogspot.com/




Thuyhung30475 at 01/17/2013 08:45 am comment
Thăm Tunrua ngày cuối ở đây nè!
VanPham at 01/07/2013 09:02 pm comment
Nhớ Em! Đã cập nhật!
tunrua at 01/11/2013 09:43 pm reply
Dạ, em cám ơn bác VP nhiều, em cũng sẽ đi tìm những người bạn xưa![img]1[/img]
Bà Tám at 12/17/2012 07:28 am comment
Nhớ chứ, sẽ đi tìm em.
tunrua at 12/18/2012 06:57 pm reply
Dạ, chị em mình sẽ còn gặp nhau nghen chị ![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 12/13/2012 10:26 pm comment
Mình đi tìm tunrua đây!
tunrua at 12/14/2012 05:01 pm reply
HI hi, cảm động quá! Cám ơn TH nha![img]1[/img]

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Chim non


Trưa, chim non  mời về nhà. Uhm, đi thì đi,  đi chơi, niềm đam mê của mình, hi hi. Ai rủ cũng đi, có lần chim non chọc “Ham dzui quá đi”. Thì rảnh mà!
Xa lắc, phải phục chim non, vậy mà nó đi về hàng ngày, có những đoạn đường vắng cứ thấy ghê ghê khi chợt nghĩ những lần nó về trễ.
Đường quanh co, đẹp, ở xứ này mà mình biết hết sức mù mờ, trong khi lại biết ở  cái xứ tận đâu đâu có mấy cái hồ!
Nhà chim non sạch sẽ, thoáng mát, tự nhiên mình thấy nhớ quê mình ngày xưa xửa.
Thịt vịt, bánh tráng, thịt xíu, sau sống, nước mắm gừng, và cả một nồi cháo sóng sánh mỡ vịt vàng. Tất cả tươm tất, sạch, đậm đà chất quê.
Và thương quá chừng cái tình người, hiền lành mến khách.
Chim non  gọi mình là “chim sáo”, buồn cười.  Mình chết cái danh đó từ một lần, cậu bí thư đoàn mở chiến dịch tư vấn sức khỏe sinh sản chi đó, chẳng biết vô tình hay hữu ý, cậu ta đưa cho mình một cái hộp có hình con chim sáo, cái hộp nho nhỏ xinh xinh nhìn cũng đẹp rồi còn nói “bánh đó”. Mình nghĩ bánh thiệt, tại mọi người cũng hay cho bánh, cứ rứa cầm đi tung tăng hết phòng này qua phòng nọ.
Cuối cùng thì cũng có người tò mò nhìn kỹ cái hộp rồi phá lên cười “ai mà chơi ác em vậy”, chị kia ôm bụng, mọi người xúm lại, thấy mặt mình nghệch ra, một người giải thích.
Trời đất ơi, muốn chui xuống đất, bờm không thể chịu nổi.  Có anh còn nhìn mình thương hại rồi trách  cậu kia chơi ác. Thế là cả phòng đó gắn biệt danh “chim sáo” cho mình.
Một thời gian sau, con bé cũng bị như mình, nhưng nó phát hiện ra liền, đúng là “hậu sinh khả úy”, mọi người mới nhắc lại chuyện cũ, mình đắc ý, thế là có đồng minh, mặc dù nó khá hơn mình, thôi, gọi luôn nó là “chim non”.
Cám ơn chim non, buổi trưa dễ chịu, ngọt ngào.
  

Cô nhỏ at 12/10/2012 01:56 pm comment
Chim sáo [img]24[/img][img]24[/img][img]24[/img]
tunrua at 12/10/2012 06:38 pm reply
Cười ghê quá ta![img]1[/img]
chau at 12/10/2012 08:30 am comment
Em yêu chim, em mến chim, vì mỗi lần chim hót em zui.
tunrua at 12/10/2012 01:26 pm reply
[img]1[/img]
Thuyhung30475 at 12/08/2012 11:53 am comment
Chim sáo đây phải hông ,xinh ghê đó!Kiếm nơi mới để di tản chưa !
tunrua at 12/10/2012 07:32 am reply
Hi, chim non đó! Khi nào đến chỗ khác, mời bạn đến nha!

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Chó sủa


Từ chuyện con chó ở khu tập thể...
TTCT - Cứ đến khoảng 10g tối là cả khu tập thể lại phát điên: con chó ở tầng một bắt đầu sủa. Đó là một con berger to dềnh dàng, nghe nói từng được đi học (may mà đã đi học).
Chủ của nó trốn nợ nên không dám về nhà ngủ hằng đêm. Ban ngày anh ta nhờ mấy cô bán cá mở cổng vào cho ăn. Cả sáng, cả chiều con chó im thin thít. Đến đêm, nó đói khát và buồn nên sủa.
Người trong khu tập thể gặp nhau cứ sau câu chào là có câu: “Con chó sủa điên quá nhỉ!”. Có thể nói cứ nhìn mặt thì đoán được trong đầu ai cũng có ý nghĩ: “Đánh bả nó chết đi cho xong”. Tuy nhiên, chẳng ai dại gì nói ra miệng câu đấy. Giải pháp gọn nhất là đến gõ cửa ông tổ trưởng cụm dân cư đề nghị ông, với cương vị của mình, phải làm cho con chó thôi sủa.
Ông tổ trưởng hơn lúc nào hết nhận rõ vai trò của mình là cầu nối giữa dân với chính quyền bèn ăn mặc chỉnh tề, đi tìm anh cảnh sát khu vực. Anh bảo phải giải quyết tận gốc, tức ông chủ của con chó. Phải bắt anh ta cho con chó ăn đêm để nó “căng da bụng, chùng da mắt”.
Anh cảnh sát khu vực năm lần bảy lượt tạt qua nhà đương sự. Cổng lúc nào cũng khóa im ỉm, ban ngày con chó ngủ như chết. Anh bèn viết một mẩu thư quăng vào sân, yêu cầu chủ nhà lên phường làm việc. Vài ngày sau lại đến, dòm vào sân thấy cái thư vẫn nằm nguyên chỗ cũ, nhem nhuốc đến thảm thương.
Bất lực, người dân bèn hiến kế hàng chục giải pháp: thay khóa cổng cho chính chủ nhà cũng không vào được, phải lên phường làm việc; mời thú y đến bắn thuốc mê cho con chó ngủ rồi đưa nó đi nhốt tạm một nơi nào đó, báo chủ nhà phải xuất hiện để nhận về; cả khu dân cư đóng tiền thuê chị bán cá cho con chó ăn thêm bữa chiều... Ba, bốn “đầu gấu” của khu tập thể vì chuyện này mà xuống giá hẳn trong mắt mọi người, vì lúc cần ra tay tàn bạo nhất thì không ra, lại cứ xử sự như người lương thiện.
Đang như thế thì xuất hiện cô nhà báo đến thuê nhà trong khu tập thể. Cô sống một mình, mặt mũi lúc nào cũng căng thẳng, tay lăm lăm cái điện thoại di động. Được một tuần, cô sang nhà ông tổ trưởng đặt vấn đề con chó lên bàn, cạnh đó là vấn đề năng lực yếu kém của chính quyền địa phương trong giải quyết vụ việc, cạnh đó nữa là vấn đề thiếu ý thức của cộng đồng. Không biết có phải là một cách dọa không, nhưng cô nói nếu viết chuyện này lên báo sẽ rất “ê” cho địa phương đấy. Chuyện để chó sủa ồn là vi phạm luật rành rành mà không giải quyết được.
Ông tổ trưởng cáu quá, ông mát mẻ, vâng, cô quen biết nhiều, nhờ cô kiện hộ chúng tôi, nhờ cô phản ảnh lên báo giúp chúng tôi, cho con chó chết ấy chết hẳn thì tốt quá.
Cô nhà báo về nhà, nghĩ mình mà kiện chuyện này thì người ta nói mình điên mất. Nước mình chưa có cái lệ này. Ở nước mình cứ dính đến kiện cáo thì bất kể thắng thua, trong mắt người ngoài mình đã như một kẻ điên. Chưa kể lại là kiện về một con chó. Mình lại chưa chồng, mọi người sẽ nghĩ tại mình khó tính...
Nhưng thôi, ít nhất cũng phải gửi một cái thư chính thức cho chính quyền địa phương, trong đó có chữ ký của các hộ chung cư, để xem dưới áp lực của số đông thì họ giải quyết ra sao chứ.
Cô lại sang nhà ông tổ trưởng hỏi địa chỉ chính xác nhà “con chó”, còn điền vào đơn. Ông đọc cho cô nhưng lưu ý cô rằng ngoài con chó này, khoảng một tuần nay hai con chó của nhà giữ xe cũng sủa theo ghê lắm. Cùng là berger cả nên nghe hơi giống nhau...
Cô nhà báo ra bancông nhìn xuống. Dưới kia, trong bóng đêm, hai con chó nhà giữ xe đuổi nhau huỳnh huỵch...
Chẳng lẽ mách tội con kia mà không mách tội hai con này? Nhà giữ xe, cô suy tính, thuộc đối tượng cần phải giữ hòa khí, vì nếu làm cho họ ghét mình họ sẽ không nhận giữ xe cho mình về muộn nữa, lúc ấy mới thực là tai họa...
Vả lại, chỉ cần hai cục bông nhỏ thôi, nhét vào tai...
Từ đó tới nay đã một năm rồi, cả khu tập thể chẳng ai màng tới tiếng chó sủa nữa. Vả lại, nhiều con sủa quá, cũng chẳng phân biệt được rõ con nào với con nào để mà tức điên lên.
THẢO HẢO
Thuyhung30475 at 12/05/2012 07:22 am comment
Tunrua ơi ,mình qua chào nè,ngày mới vui vẻ nha chiều về mình đọc bài Tunrua viết!
tunrua at 12/06/2012 12:34 pm reply
[img]1[/img]
H at 12/01/2012 09:20 pm comment
Đang định về thịt con cún , nhiều người phàn nàn nó sủa linh tinh thì đọc bài nay của em, thôi lại nuôi không thịt nữa !
tunrua at 12/03/2012 01:33 pm reply
Ui, vậy là vì em mà con cún hông được hóa kiếp! Lại phải sống! Buồn thay![img]4[/img]
chau at 11/28/2012 03:05 pm comment
Hehe, có thể lúc con chó đó sủa có 2 đoàn người cùng đi qua (Nga & TBN).
tunrua at 11/29/2012 11:20 pm reply
[img]1[/img], thông minh gứm!
Poll at 11/27/2012 05:47 pm comment
Hay...Bạn đang tiếp cận lối viết của Lỗ Tấn (Trubng Quốc). Chúc thành công! Qúy mến!
tunrua at 11/28/2012 01:27 pm reply
Mình copy bài này từ báo tuổi trẻ đó! Còn câu bình luận của mình mới là của Lỗ Tấn! Cám ơn bạn ghé thăm.[img]1[/img]
chau at 11/27/2012 08:55 am comment
Em nhớ 1 câu ngạn ngữ Nga: "Chó cứ sủa, và đoàn người cứ đi".
tunrua at 11/27/2012 10:44 am reply
Hì, câu này nguyên thủy là ngạn ngữ nổi tiếng của Tây Ban Nha: " Mặc tiếng chó sủa, đòan lữ hành vẫn tiếp tục bước"[img]1[/img]
Cô nhỏ at 11/27/2012 07:40 am comment
Chuyện đầy ẩn ý chị Tunrua hè. Nhét bông vào tai thôi chứ biết làm răng. May là chó chưa cắn ai, chứ cắn cũng... ráng chịu thôi.
tunrua at 11/27/2012 10:45 am reply
Uhm, nhét bông vào tai![img]1[/img]
tunrua at 11/26/2012 02:06 pm comment
Chó cứ sủa, việc ta ta cứ làm![img]1[/img]
tunrua at 12/06/2012 12:31 pm reply
Quyền thì ai cũng có anh à, nhưng có dám dùng hay không thôi![img]1[/img]
lequangduc69 at 12/06/2012 08:32 am reply
Câu này mình nghe thường ngày luôn, nhưng là từ các cấp lãnh đạo. Đọc chuyện này mới thấy té ra dân thường cũng có quyền :-(

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Người thầy đầu tiên


Cũng không nhớ mình đọc “Người thầy đầu tiên” lúc nào, chắc là lâu lắm, cái thuở cứ nhìn thấy sách trước mắt là đọc, chẳng biết hay dở, dài ngắn ra sao!
Tự nhiên bữa nay lại ngồi nhớ câu chuyện cảm động ấy của Aitmatov, mà hông phải tự nhiên đâu, hoa đầy đường, nếu ở nhà chắc cũng nhảy mũi ầm ầm vì dị ứng mấy mùi  hoa lạ.
Người thầy đầu tiên của rmình là Ba, mình chẳng học mẫu giáo, cũng hông lớp 1, Ba dạy viết, dạy làm toán, rồi thi vô lớp 2, thầy xếp ngồi cạnh một cậu con trai dễ thương hết sức. Hi hi.
Tháng đầu hắn xếp vị thứ nhất, mình ghét hắn, ganh tị, hee.
Về nhà Ba hỏi:
-         Tháng ni con đứng mấy?
-         Con thua một đứa, Ba”.
Ba cười. Còn mấy anh thì chọc: “Cuối năm trường phát cho mỗi lớp một cái thang, ai hạng nhất sẽ ngồi trên nấc cao nhất, cứ rứa xuống dần, em mà học dốt sẽ đội đít từng ấy bạn trong lớp”.
Hồi đó tin thiệt, nhường tháng ni thôi, chừ  đến cuối năm đừng hòng, thỉnh thoảng cứ liếc nhìn cái mông của hắn! Hết năm lớp 2, hí hửng vì thế nào mình cũng có dịp ngồi trên nhìn xuống hắn. Chờ miết, hông thấy trường phát cái thang. Ba lại cười.
Aitmatov cho  Đuysen mất tích. Người thầy đầu tiên của mình cũng đột ngột mất tích.  
Antưnai rồi nhất định sẽ gặp được người thầy đáng kính của bà. Mình thì sẽ chẳng bao giờ.


Thuyhung30475 at 11/26/2012 07:08 am comment
Lâu quá Tunrua ơi,khỏe không zậy!
tunrua at 11/26/2012 01:17 pm reply
Hi hi, bị sổ mũi hông gõ bàn phím được![img]4[/img]
H at 11/24/2012 03:30 pm comment
Bây giờ mà gặp lại bại trai kia có nhìn cái mông nó nữa chứ![img]21[/img]
tunrua at 11/26/2012 01:16 pm reply
[img]4[/img], CN có kinh nghiệm! hi hi
Cô nhỏ at 11/25/2012 10:17 am reply
Chắc chắn luôn [img]24[/img]
tunrua at 11/24/2012 03:39 pm reply
Hì, lâu lắm rồi em hông gặp! Nếu mà giờ có gặp, chắc nó sẽ nhìn mông em! hix[img]1[/img]
Bà Tám at 11/22/2012 03:29 pm comment
Nói tiếp đi cô nương, tại sao người thầy đầu tiên mất tích?
tunrua at 11/22/2012 03:43 pm reply
Dạ! Em cám ơn chị.
Bà Tám at 11/22/2012 03:40 pm reply
Xin chia buồn với em, dù muộn.
tunrua at 11/22/2012 03:38 pm reply
Dạ, vì thầy Đuysen không muốn làm ảnh hưởng đến việc học của Antưnai.[img]1[/img] Còn Ba em thì đi vào cõi vĩnh hằng chị ạ.
lequangduc69 at 11/22/2012 01:43 pm comment
Mình rất thích Ajmatov, nhưng không thích chuyên Người thầy đầu tiên. Nó duy ý chí thế nào ấy. Làm thầy như thế thì liều quá, bản thân mình chưa biết rõ, chưa trải nghiệm, mà đã giám dạy. Lỡ cái mình dạy không đúng thì sao? Lỡ cái mình dạy lại đưa học sinh xuống vực thì sao? 20/11, suy nghĩ tý về cái nghiệp của mình
tunrua at 11/22/2012 02:56 pm reply
, hi hi, đó là cách làm của những người cs chân chính! Sai thì sửa mà anh![img]10[/img] Dù sao em cũng quý tấm lòng của thầy Đuysen, có ý chí và dũng cảm! Cám ơn anh về sự chia sẻ![img]1[/img]
H at 11/22/2012 11:34 am comment
Em viết thật tuyệt , hay lắm em ạ! Anh cũng đang định quay lại lối hành văn giản dị và êm ái này! Chẳng biết anh viết có ai đọc không nhưng đúng là em viết anh đọc thấy thích!
tunrua at 11/26/2012 01:32 pm reply
[img]1[/img]
H at 11/26/2012 01:21 pm reply
Anh nói thật chứ!
tunrua at 11/22/2012 02:54 pm reply
Hì, em chỉ viết linh tinh, hông ngờ anh khen quá! Khen nhiều quá là em chết mất, mất đi một người đọc blog của anh đó! hi hi[img]1[/img]
chau at 11/21/2012 08:57 am comment
Tuyệt quá chị ạ.
tunrua at 11/21/2012 10:52 am reply
Hi hi[img]1[/img]

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Bể dâu!


Tuần rồi đưa tang dì, không phải chị em ruột với mẹ, nhưng dì thân thuộc với gia đình mình, mẹ có 4 người chị em họ như vậy, chất phác, chân tình.
    Ký ức quê ngoại của mình là một làng nhỏ cách quê nội một cánh đồng nếu đi tắt. lúc nhỏ cứ theo mẹ cắt ngang đồng, đi dọc theo bờ ruộng dài, qua mấy ngôi mộ cổ là đến nhà ngoại. Ngoại ở với dì, sau ngày ngoại mất, anh con trai của dì về đem mẹ vào SG. Dạo ấy mình hay ghé thăm dì, ngồi bên dì, nắm lấy tay dì, cảm nhận niềm khắc khoải làng quê. Rồi dì mất. phút cuối của dì mình không có  mặt.
    Người dì hôm nay mình đưa tang không đi đâu khỏi lũy tre làng, có chồng, rồi chồng đi tập kết, biền biệt đến ngày về dì biết được chồng có thêm 5, 7 người con với người đàn bà khác. Chiến tranh mà, phụ nữ bao dung hơn, tình cảm của dì đã được đền đáp, hôm nay có 2 anh con trai của chồng lặn lội từ Uông Bí vào ôm di ảnh. Nghĩa tử là nghĩa tận.
    Từ đầu làng ngoại đến nghĩa địa qua một con lạch nhỏ, anh mình nói  nơi đây khi xưa là một dòng sông rộng, làng ngoại là một làng trù phú, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, nhà nào cũng giàu có, thợ thầy, người ăn, kẻ ở trong nhà tấp nập. Vậy mà, bây giờ, làng nghèo xơ xác, dân gốc của làng đi hết vào Nam, chỉ dăm nóc nhà còn lại, làng trống, người ngụ cư đến ở.
    Chỉ mới cách đâu sáu bảy chục năm thôi, sông rộng chừ không còn dấu. Hình ảnh còn lại chỉ là những lũy tre dày chạy dọc triền sông bây giờ gọi là lạch!
Thiệt là dâu bể, bể dâu!
chau at 11/16/2012 02:16 pm comment
"Thương hải biến vi tang điền" huống gì cuộc sống con người chị hỉ.
tunrua at 11/16/2012 03:18 pm reply
Hi hi Bãi biển thành nương dâu Núi rừng thành thủy điện! [img]1[/img]
Cá Gỗ at 11/16/2012 11:23 am comment
Ta đi đâu ta về đâu Ngàn năm trăn trở bể dâu phũ phàng[img]4[/img]
tunrua at 11/16/2012 03:26 pm reply
[img]41[/img]
H at 11/15/2012 01:54 pm comment
Mọi chuyện của Hằng nó cứ lẳng lặng , buồn buồn , nhưng khi đọc xong có cảm giác ấm áp chứ không hề lạnh lẽo, rất có cảm tình với những entries cua em!
tunrua at 11/15/2012 05:09 pm reply
[img]1[/img], Cám ơn Sỏi nhiều!
H at 11/15/2012 01:49 pm comment
Vật đổi sao rời mà , nhưng cái kiểu vật đổi sao rời của em này đọc thương quá , buồn quá và không muốn như vậy chút nào .
tunrua at 11/15/2012 05:09 pm reply
[img]1[/img], em kể lại thôi mà, có muốn làm buồn ai đâu!

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Khoa học và đạo đức


Trong một cuộc đối thoại với nhà khoa học phương Tây Matthieu Ricard (vị này đã trở thành một nhà sư), nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận có đoạn nói:
“..... trong thế giới khoa học có một điều luôn làm tôi thất vọng, năm 19 tuổi, tôi đến Caltech thời đó là “Thánh địa” của khoa học thế giới. Tại đây tôi được gặp gỡ những nhà khoa học lỗi lạc nhất, những người được giải Nobel và các thành viên khác của Viện hàn lâm Khoa học. Ngày đó tôi ngây thơ nghĩ rằng hiểu biết và khả năng sáng tạo của họ chắc đã làm cho họ trở thành những người đẳng cấp cao, kể cả ở các lãnh vực khác của cuộc sống cũng như trong các mối quan hệ giữa người với người. Nhưng tôi đã phải thất vọng một cách chua chát. Người ta có thể là một nhà khoa học vĩ đại, một thiên tài trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng lại là một cá nhân rất tồi tệ trong cuộc sống hàng ngày. Sự khập khiễng này khiến cho tôi cảm thấy sốc.....”, và rồi ông nói về  trường hợp của Newton , Philipp Lenard, Johannes Stark,...
Thi thoảng, nhưng thật buồn là hết sức hiếm hoi mới có người kết hợp được thiên tài khoa học với ý thức nóng bỏng về luân lý và đạo đức, đó là trường hợp của Einstein, nhưng đời tư của nhà bác học này lại có những khoảng tối....
Cái ác không nằm trong nguyên tử mà nằm trong đầu óc con người.
"Điều quan trọng không phải là kết tội nhà khoa học này và ca ngợi nhà khoa học khác, chính sự thiếu vắng mối quan hệ giữa thiên tài khoa học và các giá trị nhân bản mới là điểm có vấn đề "(Matthieu)
Mình tỉnh ra nhiều hơn.
 
chau at 11/12/2012 10:21 am comment
Vậy nên ta không cần phải hành động/chế tạo ra những gì quá cao siêu, chỉ cần sống có tâm thì mọi chuyện sẽ tốt hơn chị hè, hihi (VTC).
tunrua at 11/12/2012 12:31 pm reply
Đúng rồi! Chỉ cần có "TÂM"![img]1[/img]
Bà Tám at 11/12/2012 09:19 am comment
Thế thì chúng ta phải làm gì bây giờ?
tunrua at 11/12/2012 12:31 pm reply
HI, bạn Chau đã nói giúp em rồi đó chị![img]1[/img]

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Nguyên Hằng


 Em  sắp đến rồi, chị đón em ở ga nghe!
Mình chạy ra ga, em đứng chờ mình ở cổng, hơi sững sờ một tí. Thời gian đúng là đáng sợ.

 Cùng mới ngồi với em ở SG trong lần gặp gần đây thôi, em vẫn đẹp, bao giờ cũng vậy, mình thấy em đẹp, một nét đẹp cổ điển. Hiền dịu, vẫn phảng phất nét quý phái, kín đáo. Mình chưa gặp ai như em, những người con gái của cô mình đều đẹp,  riêng em có nét đẹp lạ hơn, mình thích, chắc cũng bởi một phần em quá hiền, thật thà đến ngây thơ, tìm đâu ra một người con gái như em trong thời buổi này. Em cười,  dáng vẻ mệt mỏi sau một chuyến đi dài.

Quê nội em ở xứ này, em sinh ra và lớn lên ở đây  đến năm hơn 10 tuổi thì theo gia đình đi, đi và đi, chỉ một vài lần về, mỗi lần cách nhau bằng đơn vị hàng chục năm.

Mình cũng không bao giờ nghĩ đến một lúc mình lại sống ngay cái xứ mà em sinh ra, hai chị em đêm qua nằm bên nhau cười khúc khích, những người em cô cậu với mình ai cũng dễ thương, hiền, nhưng mỗi người một tính cách, duy chỉ có em là mong manh, yếu đuối. Và hình như cũng cùng chung một điều: chẳng ai chịu theo cái quy luật tự nhiên của cuộc đời, của con người. Mà có theo đi chăng nữa, thì cũng chênh chao. Cuối cùng mình nghĩ chắc cũng do ý thức hệ của gia đình.

Sáng nay chở em về nhà nội em, mình nghe Ba và anh kể nhiều về xứ ấy, nơi cô theo dượng về làm dâu, nhưng chưa có dịp nào đến. Một xóm nhỏ yên ắng nằm sâu ở cuối con đường quanh co dẫn từ quốc lộ, cây hai bên đường rợp mát, những đứa trẻ quê tồng ngồng ngơ ngác. Một anh thanh niên cười với mình, thấy vui vui. Không thấy bóng dáng của sự văn minh,  Một sự bình yên lan tỏa.

Chia tay em, mình về.

Rồi cũng sẽ còn gặp em nhiều lần nữa từ đây đến cuối đời. Cứ thấp thoáng trong đầu mình hình ảnh Cha Sang, và cuốn tiểu thuyết " Tiếng chim hót trong bụi mận gai"  Em là hình ảnh của Meggie! 

 Em cũng là "nàng thơ" của một vài thi sĩ trong nhóm Nội cỏ, cái nhóm ấy chừ đã tan hoang tinh thể, hi hi


Thuyhung30475 at 11/07/2012 03:27 pm comment
Tui là cái cậu đã cười với Tunrua đó![img]4[/img]
tunrua at 11/07/2012 10:14 pm reply
Ngoài đời khác trong hình ghê nha![img]1[/img]
H at 11/05/2012 07:48 pm comment
Cái kết rất hay nhưng nên diễn đạt bằng tiếng việt thì hơn có nhiều người không hiểu đoạn kết. Hi HI HI đừng phiền bạn nhé!
tunrua at 11/05/2012 07:57 pm reply
Dạ, em sẽ sửa, cám ơn anh![img]1[/img]
H at 11/05/2012 07:46 pm comment
Không phải là một bài viêt đâu mà có tầm của một chuyện ngắn khá hay , trôi chảy, êm mà chặt chẽ, Đọc xong ngồi một lúc có lẽ nói với bạn là Sỏi hài lòng và cảm ơn bạn!
tunrua at 11/05/2012 07:56 pm reply
[img]1[/img], Ui, tunrua đang tìm mũi của mình, hổng biết nó có lên trán ở hông! hi hi[img]1[/img]. Cám ơn Sỏi nha!
chau at 11/05/2012 10:08 am comment
Cha Ran chứ chị? Xóm đó ở đâu mà bình yên đến lạ. Em thích những con đường quê, hai bên đầy bóng mát của tre, cây dại. Lúc còn trẻ, hehe, em thường cùng bạn đạp xe khám phá những con đường quanh co trong thành phố.
chau at 11/06/2012 02:21 pm reply
"trong thị xã" thì đúng hơn, hì.
tunrua at 11/05/2012 10:45 am reply
Ah, tên cha Sang là nhân vật thật ngoài đời[img]1[/img], còn Cha Ralph là trong truyện, hi hi. Xóm Phú Bình, gần mình mà! Hay bữa mô mình đi hỉ. Hi hi
Cô nhỏ at 11/04/2012 06:44 pm comment
Lâu lâu đi đến những xóm nhỏ yên bình cũng thú vị chị hen. Chủ nhật em đi cùng học trò đến vùng sâu vùng xa nè. [img]1[/img]
tunrua at 11/05/2012 07:46 am reply
Sướng hè, chúc HD một chuyến đi ý nghĩa![img]1[/img]

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Lạnh


Tối  hôm qua quên cài báo thức, vậy là ngủ một mạch đến 6h30, Nghe rì rào ngoài trời! Mưa, lành lạnh, hèn chi ngủ sướng ghê, cũng nhờ sáng suốt, trước khi ngủ kịp trải một tấm nệm, đắp một cái mền dày sụ,  kèm thêm một cái áo len, hi hi. Ước chi đừng đi làm, ngủ miết đến 9h, có mấy  chủ nhật rứa rồi. Thấy đời xênh xang!
    Cả buổi chiều lại mưa, mưa dài đến tối, hông lang thang đâu đó sau giờ làm, vì lạnh. Mình chịu lạnh dở  ẹc, chỉ cần nửa đêm trời trở lạnh là bị thức giấc liền. Chắc tại ngủ với mẹ nhiều quá, nhớ quá đi cái nồi than mùa đông dưới giường mẹ, mình chui vô đó bên mẹ ấm ru. Hazz, ,,,thôi, đi ngủ. Nghĩ chi nhiều, đã dặn mình bao nhiêu lần vậy rồi, cứng rắn lên...........


H at 11/05/2012 07:52 pm comment
Ều ! không được ngủ với mẹ đến già, nhớ chưa ai lại thế bao giờ! Mau chống lày đi thôi! [img]21[/img][img]21[/img]Cứng rắn lên!
tunrua at 11/05/2012 08:04 pm reply
[img]1[/img]
Cô nhỏ at 11/03/2012 08:53 am comment
Nhớ đi ... trước khi đi ngủ nhé chị Tunrua, nệm dày mền dày vậy trời mưa lạnh ni khó khô nhỉ [img]17[/img][img]4[/img]
tunrua at 11/05/2012 07:45 am reply
Hic, đâu có dám ngủ nệm nhiều đâu![img]24[/img]
chau at 11/01/2012 08:30 am comment
Mạnh mẽ lên chị tunrua nhé.
tunrua at 11/01/2012 01:32 pm reply
Hì, cám ơn em iu![img]1[/img]
by at 11/01/2012 06:59 am comment
Cứng rắn lên chứ![img]6[/img]
tunrua at 11/01/2012 01:31 pm reply
[img]4[/img]

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Học ở xứ người


Người Phần Lan nói sao làm vậy
TTCT - Chuyến đi thực địa tháng 9-2012 trong khuôn khổ một đề án nghiên cứu do Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) tổ chức đã cho chúng tôi cơ hội tận mắt chứng kiến cuộc sống học đường, cách thức tổ chức giảng dạy, học tập của người Phần Lan.
Một giờ học vẽ ở Trường tiểu học Hyrkin (bắc Phần Lan) - Ảnh: Khánh Trung
Nơi chúng tôi chọn khảo sát là Trường Hyrkin - một trường tiểu học trong vùng Mohos, cách TP Oulu ở phía bắc Phần Lan khoảng 35km. Với người Phần Lan, đây là một ngôi trường nông thôn, có thể nói là “vùng sâu vùng xa”. Trong nhiều tuần, chúng tôi đã gặp gỡ, nói chuyện với các thành viên của trường như hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh, thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu với một số nhân vật chủ chốt.
Những điều chúng tôi nghiệm thấy rõ nhất trong đợt khảo sát: người Phần Lan hầu như không có bệnh nói hay cày dở, không lý thuyết suông, không lý luận chủ nghĩa gì cao siêu, không có phong trào thi đua khen thưởng gì cả. Các văn bản luật Phần Lan liên quan đến giáo dục viết ngắn gọn, rõ ràng. Trong văn bản quy định thế nào thì họ thực hành trong thực tế tại các trường như vậy. Tôi lấy vài ví dụ sau đây để chứng minh điều này.
Công bằng cơ hội
Luật giáo dục cơ bản Phần Lan quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đảm bảo sự công bằng cơ hội trong giáo dục trong khắp cả nước” (điều 3). Thế là tại các trường học, người ta làm đúng như thế. Trong trường tiểu học chúng tôi quan sát có một học sinh lớp 1 bị khiếm thị, chỉ nhìn được 20%.
Để hỗ trợ học sinh này không thua kém bạn bè, nhà trường, với kinh phí của nhà nước (trung ương và địa phương), phải đầu tư riêng cho học sinh này một hệ thống điện tử trợ giúp đôi mắt, một bộ vi tính có chứa tất cả nội dung học tập để trợ giúp đôi tay (vì em này cầm bút không được), một trợ giáo ngồi sau lưng em trong lớp để kèm và giúp đỡ em ngoài sân chơi (công việc của trợ giáo này chủ yếu kèm riêng học sinh này).
Hội đồng quốc gia giáo dục Phần Lan đưa ra ba mức độ hỗ trợ dành cho tất cả học sinh, trong đó có chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho học sinh học yếu hay có các vấn đề về thể chất hoặc tâm lý. Với những học sinh này, giáo viên đứng lớp phải phối hợp với các chuyên gia giáo dục, với phụ huynh và các tổ chức an sinh xã hội, các câu lạc bộ địa phương để lên kế hoạch cho từng trường hợp, với mục tiêu giúp từng học sinh phát triển tối đa, xóa bỏ khoảng cách với các học sinh giỏi giang khỏe mạnh khác.
Trong ngôi trường chúng tôi đến có một chuyên gia giáo dục đặc biệt chuyên kèm 25 học sinh thuộc diện này của tất cả các lớp. Các học sinh này học với cô một tuần hai tiết, lớp học của cô tối đa bốn học sinh. Với kỹ năng của một chuyên gia được đào tạo, với sự hỗ trợ của các phương tiện sư phạm đặc biệt, các em vừa học vừa chơi, chơi nhưng để học, để thực hiện các bài tập.
Công bằng cơ hội là như vậy, những học sinh không may bị tật nguyền hay kém trí thì trách nhiệm của xã hội là phải tạo mọi điều kiện để các em cũng được nhìn, được viết, được hiểu như các bạn đồng lứa. Kết quả nghiên cứu của PISA (xem box) chỉ ra rằng ngoài chuyện học sinh Phần Lan luôn dẫn đầu thế giới, ở nước này khoảng cách giữa học sinh giỏi và chưa giỏi là không nhiều, chất lượng giữa trường TP và nông thôn không có khoảng cách là mấy. Đây là hoa trái của những chính sách giáo dục đúng khiến nhiều quốc gia thèm thuồng.
Tự giáo dục - phát triển toàn diện
Luật giáo dục quy định: “... tạo những điều kiện cơ bản cho học sinh để các em tự tham gia vào giáo dục, cũng như tự phát triển bản thân trong suốt cuộc sống” (điều 2). Người lớn Phần Lan làm đúng như thế. Quan sát nhiều lớp học, chúng tôi thấy không có giáo viên nào giảng bài suông tổng cộng quá 15 phút cho một tiết dạy 45 phút. Các giáo viên thiết kế giáo án trong đó học sinh là trung tâm, tạo điều kiện cho học sinh tự làm việc một mình hay nhóm.
Một ví dụ về giờ dạy sử lớp 6: Mở đầu bài mới, học sinh được yêu cầu đọc to các đoạn trong sách giáo khoa, các em tự chia nhau đọc, em nào cũng có phần. Kế tiếp, giáo viên đặt các câu hỏi và dành thời gian cho học sinh tự suy nghĩ, sau đó rất nhiều học sinh giơ tay để trả lời. Dựa trên các câu trả lời, giáo viên giải thích và chỉnh lại, sau đó yêu cầu học sinh làm bài tập ngay tại lớp. Các em tự đọc lại tài liệu và điền vào chỗ trống trong cuốn bài tập. Học sinh ngồi gần nhau có thể trao đổi với nhau về nội dung các câu trả lời, trong khi giáo viên trả lời thắc mắc của một số học sinh khác.
Mấy hôm sau, chúng tôi quay lại giờ học sử kế tiếp của lớp 6 này thì thấy học sinh được chia nhóm, mỗi nhóm nhận một đề tài thuyết trình. Các nhóm kiếm phòng trống trong trường để tự thực tập thuyết trình. Giáo viên giải thích với chúng tôi mục đích thuyết trình không chỉ liên quan đến kiến thức môn sử mà tập cho các em kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng tự nghiên cứu và thẩm tra các nguồn tài liệu, kỹ năng làm việc nhóm... Tạo điều kiện cho học sinh tự học là như thế, giáo dục toàn diện là như vậy.
Luật giáo dục cơ bản quy định hỗ trợ học sinh phát triển (phần 2 - điều 1) về mọi mặt, trong đó có phát triển về thể chất (phần 3 - điều 2). Theo đó, học sinh được ăn trưa miễn phí ở trường, với bữa ăn được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán cẩn thận, bởi chuyện ăn uống liên quan đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và trí lực của học sinh nằm trong kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu giáo dục tổng thể. Ngoài chuyện ăn uống, các em còn được xe buýt đưa đi bơi hằng tuần, được chơi thể thao đủ mọi hình thức. Cách thức giáo dục thể chất của họ diễn ra như thế...
Thực học - thực làm
Học sinh Phần Lan học gì cũng học thiệt chứ không phải cưỡi ngựa xem hoa. Trong giờ học thêu - môn thủ công, chúng tôi thấy cô trò cùng nhau thêu thùa các sản phẩm cụ thể với vật liệu và dụng cụ đầy đủ. Giờ học mộc, cũng trong chương trình môn thủ công, thầy trò hì hục bào, đục, cưa trong xưởng mộc của nhà trường, được trang bị đủ máy móc, dụng cụ, vật liệu không thua gì một xưởng mộc chuyên nghiệp bên ngoài. Học nhạc thì có đủ nhạc cụ, phục vụ năng khiếu của từng học sinh. Học về môi trường, giáo viên đưa học sinh vào rừng chơi các trò chơi, thông qua đó các em hiểu biết về đời sống động thực vật, tôn trọng môi trường thiên nhiên.
Tóm lại, người Phần Lan đưa ra mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là: đào tạo học sinh phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, mang các giá trị của xã hội dân chủ, công bằng và nhân quyền.
Những điều này thể hiện trong mục tiêu của từng vùng địa phương, từng trường học, thấm vào tư duy và hành động hằng ngày của hiệu trưởng, giáo viên, học sinh và phụ huynh, tạo ra một sự nhất trí chung thống nhất trong các văn bản chính thức cũng như thực tế. Tôi không thấy có khoảng cách giữa những gì được Luật giáo dục quy định và thực tế đang diễn ra. Ở đây không có chuyện nói một đường làm một nẻo, không thấy bệnh thành tích, bệnh dối trá. Khác biệt với nền giáo dục Việt Nam là ở chỗ này.
Thành công của giáo dục phổ thông Phần Lan không những chỉ là việc liên tục đứng đầu trong các đợt thi PISA mà hơn thế, với những gì đang xảy ra trong thực tế, họ đào tạo được những công dân tương lai có đầy đủ tố chất cần thiết để bước vào đời, làm chủ cuộc sống bản thân và xã hội trong một thời đại cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Cũng bằng cách đó, họ duy trì và thúc đẩy sự phát triển, tạo ra được một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh thật sự.
Ngay lần đầu tiên (năm 2000) Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student Assessment, PISA, nhằm đánh giá thành tích học đường của học sinh 15 tuổi ở các môn toán, khoa học và đọc hiểu) được Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thực hiện, Phần Lan đã dẫn đầu 32 nước tham gia.
Năm 2006, nước này vẫn dẫn đầu 56 nước tham gia, mặc dù phải chia sẻ vị trí đứng đầu với các quốc gia và lãnh thổ châu Á như Hàn Quốc, Hong Kong về toán và đọc hiểu. Lần gần đây nhất (năm 2009), Phần Lan vẫn thuộc tốp đứng đầu trong tổng 65 nước tham gia.
Thành công của giáo dục Phần Lan còn được tô đẹp bởi tựa đề các công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu giáo dục trên khắp thế giới, chẳng hạn như: The finnish primary school: ten elements of educational excellence (Nhà trường tiểu học Phần Lan: mười yếu tố của giáo dục trác việt) của Lynn Lahti Hommeyer (2010); The secret to Finland’s success: educating teachers (Bí mật thành công của giáo dục Phần Lan: đào tạo các giáo viên) của Pasi Sahlberg (2010); La Finlande: Un modèle éducatif pour la France? Les secrets d’une réussite (Phần Lan: một mô hình giáo dục cho nước Pháp? Những bí mật của một sự thành công) của Paul Robert (2010); Reussite scolaire enquete PISA: le miracle finlandaise (Sự thành công học đường qua điều tra PISA: phép lạ Phần Lan) của Philippe Deraye (2008).
Rubic at 11/19/2012 09:27 am comment
Chúc mừng Bạn 20-11
tunrua at 11/19/2012 06:32 pm reply
[img]1[/img], Bạn tinh ý quá! Cám ơn bạn ghé thăm!
H at 10/31/2012 11:52 am comment
Không biết có phải họ văn minh hơn mình không nhỉ, Cùng lắm thì tiên tiến hơn chất lượng giáo dục tốt hơn , chứ mọi cái chắc không bằng mình! Số lượng giáo sư tiến sỹ(Nhìn chung về học hàm và học vị) họ sẽ không đông bằng mình, Về số lượng Giáo viên cũng ít hơn, dĩ nhiên học trò cũng ít và trường sở cũng thua mình. Mình hơn hẳn họ nhiều thứ chứ , thế mà bạn lại không khen mình mà lại đi khen họ là sao nhể. Có thể nói 5 năm lại đây những người đi học thạc sỹ ở mình 100% đỗ loại giỏi ! Kinh ! Vừa qua đại loạn một thạc sỹ bảo vệ với điểm tuyệt đối 10/10 thế mà không phân biệt được canh giờ và món canh gà. Trong bài thơ có đến nửa thiên niên kỷ tồn tại . tôi thật sự không còn một chút niềm tin nào vào nền giáo dục của Việt Nam!. tại sao ư ! Vài lời chia xẻ và bông phèng với Tunrua!
tunrua at 10/31/2012 01:51 pm reply
Hic, em có nói chi mô Sỏi hè, em chỉ post bài lên thui mờ! Hic. Còn nỗi niềm của Sỏi em hiểu lắm lắm luôn![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/30/2012 09:14 am comment
"Tóm lại, người Phần Lan đưa ra mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là: đào tạo học sinh phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, có khả năng tự học suốt đời, khả năng phản biện, sáng tạo, tôn trọng sự đa dạng, sự khác biệt, mang các giá trị của xã hội dân chủ, công bằng và nhân quyền." mục tiêu đáng mơ ước cho giáo dục VN!
tunrua at 10/31/2012 08:15 am reply
Mơ về nơi xa lắm! Hi hi[img]5[/img]
Cô nhỏ at 10/29/2012 09:39 pm comment
Nghe kể mà thèm ...[img]105[/img]
tunrua at 10/31/2012 08:13 am reply
[img]10[/img]

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Nắng lạ


áng nay đi làm, trời hửng nắng, vàng ươm ở chân trời mà lại mưa. mưa to, đường đầy nước! Nắng lạ!

Xa trên nền trời là cái mống xinh xinh. Hồi nhỏ cứ thích ngồi ngắm mống khi trời vừa nắng vừa mưa, thích kinh.
"Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa,........ mống vừa vừa thì...tạnh" (câu đuôi ni mình sáng tác). Hee
Cô nhỏ at 10/28/2012 11:00 am comment
Nắng quái [img]1[/img]
tunrua at 10/28/2012 07:47 pm reply
Quái nắng[img]1[/img]
chau at 10/25/2012 04:38 pm comment
Khi trời đổ nắng, có mưa về gọi lại Khi trời đổ mưa, có nắng về sưởi ấm Bốn mùa, có nắng và có mưa...
tunrua at 10/28/2012 07:47 pm reply
[img]1[/img], ui da, bữa ni làm thơ nữa chớ![img]1[/img]

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Cửa sau


Buổi tối, ngồi hong tóc trên bục cửa sau, trong nhà mình thích nhất nơi cửa sau, ở đó nhìn ra một khoảng đất trống nho nhỏ, chủ nhân của khoảng trời nhỏ ấy là một bà già dễ mến sống một mình trong căn nhà cất trên phần đất còn lại của mảnh đất 7m chiều ngang. Nhà bà cũng có cái cửa sau, mỗi sáng và mỗi tối khi mình mở của sau nhìn qua, nhận được từ bà nụ cười hiền lành, ấm áp lạ. Không hiểu sao cứ thích nói chuyện với người già và chơi với con nít. 
    Những đêm có trăng, mình tắt hết điện trong nhà, ngồi im trên bục cửa sau tận hưởng sự yên ắng và thứ ánh sáng huyền hoặc trải trên khoảng trời nhỏ bé còn lại sau những ngôi nhà cao tầng. Gió lồng lộng mát!
    Thỉnh thoảng nhà bên bà lao xao, đó là những ngày đám con cháu về chơi, tối đó thế nào trong câu chuyện với mình cũng có những cái tên được nhắc đến: con Hai, thằng Út,... cùng với nụ cười móm mém. Sao giống Thềm hoang của Nhật Tiến!
    Sáng nay, chuẩn bị đóng cửa đi, bà nói: “Nhận được hoa nhớ cho bà một cái nghe!”. Mình thoáng ngớ người, bà cười, thì bữa nay lễ, nghe tổ dân phố nói. Mình bật cười, bà già tân tiến gớm! Có lẽ mình là người phụ nữ duy nhất không thích ngày này và ngày 8/3! Mình thích “Ngày của Mẹ” (Mother's Day). Mà thôi, đâu có ai kỳ cục như mình.
    Hi. Mình cũng có“cửa sau” đó nhỉ! Nhưng “cửa sau” của mình bình yên và ”trong sáng”!

Thuyhung30475 at 10/24/2012 08:00 pm comment
“cửa sau” và....”trong sáng”!
tunrua at 10/25/2012 06:50 am reply
Trong sáng vì chưa có ai vào nhà mình bằng cửa sau! Hi hi[img]1[/img]
chau at 10/23/2012 10:00 am comment
Có cái "cửa sau" hông bình yên đâu chị iu ơi, hehe...
tunrua at 10/23/2012 10:23 am reply
Có chứ, có bà già dễ thương mà![img]1[/img] (Mà đừng có nghĩ bậy nghe, C là đầu óc chúa phong phú đó nghe)
by at 10/20/2012 06:39 pm comment
[img]6[/img]
tunrua at 10/22/2012 10:46 pm reply
[img]1[/img]
Lãn Ông at 10/20/2012 01:48 pm comment
💐
tunrua at 10/22/2012 10:46 pm reply
[img]7[/img]

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Lạc lối!


Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. 
Ôi, còn đương chức hông có thời gian đọc sách!


Giáo dục: Những bài học “lạc lối”
Từ bộ đề thi ngột ngạt...
TTCT - Cuộc bàn thảo về giáo dục gần đây của nhiều chuyên gia, nhà giáo, trí thức... đọng lại trong dư luận xã hội nỗi buồn về sự “lạc lối” của giáo dục nước nhà. Trong đó, đầu bảng là kiểu dạy và học chỉ để đi thi, lấy bằng mà “bộ đề thi” (giai đoạn 1988-1997) là một ví dụ.
“Sơ yếu lý lịch” bộ đề
Trong một lần trả lời phỏng vấn gần đây, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến cụm từ “bộ đề thi” để nói về một giải pháp sai lầm lớn nhất mà Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp lúc đó (gọi tắt là Bộ ĐH) đã triển khai. “Tôi là một trong những người đã cảnh báo: ra bộ đề thi thì sẽ dẫn tới học tủ. Và học tủ thì mất tính sáng tạo, học tủ thì không còn quá trình nỗ lực nữa rồi, nghĩa là anh chỉ nhớ lấy một cái tủ rồi làm theo cái hình mẫu ấy. Thế nhưng Bộ ĐH không nghe” - ông nhớ lại.
Thời điểm GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến ở trên là năm 1988 - năm đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn mười năm cả nước thi tuyển sinh ĐH sử dụng bộ đề thi do Bộ ĐH ban hành. Lúc đó, GS Nguyễn Cảnh Toàn là thứ trưởng Bộ Giáo dục, vấn đề tuyển sinh ĐH lại do Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH) phụ trách. Vụ trưởng Vụ Tuyển sinh là PGS.TS Đỗ Văn Chừng, với mong muốn cải tiến công tác tuyển sinh, đã đề xuất ý tưởng ra một bộ đề thi và được lãnh đạo Bộ ĐH ủng hộ.
Bộ đề thi được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1988 với số lượng trên dưới một trăm đề thi hoàn chỉnh cho mỗi môn. Những năm sau, Bộ ĐH tiếp tục bổ sung đề thi vào bộ đề, môn nhiều nhất có khoảng 200 đề. Để làm bộ đề, Bộ ĐH đã mời những thầy có tiếng bậc nhất trong các ngành khoa học cơ bản của các trường ĐH lớn, chủ yếu là ở các trường phía Bắc: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà Nội)… Các trường ĐH trên cả nước buộc phải sử dụng bộ đề khi tổ chức tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi của mỗi trường được chọn thông qua một quy trình bắt buộc.
Thoạt tiên, các thành viên hội đồng đề thi của mỗi trường chọn ngẫu nhiên một đề, sau đó họ tập hợp các đề ngẫu nhiên đó để biên soạn lại thành một đề hoàn chỉnh. “Quy trình là như vậy nhưng có trường làm rất nghiêm túc, có trường làm qua loa bằng cách chọn đại nguyên vẹn một đề thi nào đó khiến nhiều thí sinh phát hiện ngay đó là đề số mấy của môn nào trong bộ đề” - một cựu chuyên viên Vụ Tuyển sinh nhớ lại.
Tháng 3-1990, Bộ ĐH nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT và do GS Trần Hồng Quân làm bộ trưởng. Vụ Tuyển sinh nhập vào Vụ Công tác học sinh thành Vụ Công tác học sinh - sinh viên do PGS Đỗ Văn Chừng làm vụ trưởng. Trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, từ năm 1997 bộ đề thi chính thức bị bãi bỏ.
Tội đồ gây ra nạn quay cóp?
Theo ký ức của nhiều người trong cuộc, từ thập niên 1980, khi xuất hiện bộ đề, nạn quay cóp bùng phát rồi lan tỏa dữ dội nhờ sự phát triển của dịch vụ photocopy. Nay, nạn quay cóp trở thành một mặt không thể thiếu trong đời sống học đường. Nhiều nhân chứng cho biết ngay từ khi Bộ ĐH nảy sinh ý tưởng làm bộ đề thi, giới trí giả trong cả nước phản ứng quyết liệt. “Bộ tổ chức rất nhiều hội thảo, nhận được rất nhiều ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến phản đối.
Có lần tôi vào dự hội thảo trong Nam, nhiều giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đứng lên nói tôi không ra gì. Họ nói các anh đã làm một việc hết sức vớ vẩn, phản sư phạm. Theo họ, công khai đề thi thì học sinh chỉ nhăm nhăm học theo đề mà không thiết tha học những kiến thức khác. Họ cũng cảnh báo nguy cơ học sinh mang tài liệu vào phòng thi mà không tài nào ngăn chặn được”- ông Đỗ Duy Dự, nguyên chuyên viên Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH), buồn bã nhắc lại.
“Hội chứng thi”
“Gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu. Trước đây thi theo bộ đề thi cho sẵn, nay bộ đề thi biến tướng thành các bảng “cấu trúc đề thi”. Nghĩa là tư duy có thay đổi gì đâu, hai mươi năm trời, tốn bao công nghiên cứu, cuối cùng trở lại gần như điểm xuất phát, dưới một hình thức có vẻ mới để che giấu một phương pháp cổ lỗ” - GS Hoàng Tụy.
Nhưng những người ủng hộ bộ đề vẫn rất quyết tâm. Theo lập luận của phái này, bộ đề là một công trình khoa học giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt động dạy - học kiến thức trong trường phổ thông vì hồi đó nước ta chưa có chương trình phổ thông, càng không có khái niệm chuẩn kiến thức kỹ năng, việc dạy học hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thậm chí có người còn bao biện, cứ cho là học sinh sẽ học vẹt, nhưng với những em thuộc được kiến thức của cả bộ đề thì xứng đáng đỗ ĐH! 
Những người khai sinh và nuôi dưỡng ý tưởng làm bộ đề còn cho rằng việc sử dụng bộ đề sẽ giúp thu hẹp ảnh hưởng của các “lò” luyện thi xung quanh các trường ĐH (vốn xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi việc tổ chức thi tuyển sinh ĐH do các trường tự làm, tự ra đề). Thực tế ngược lại, ngoài tình trạng phao thi trắng sân trường sau mỗi kỳ thi, các “lò” luyện thi mọc lên như cỏ dại sau mưa vây kín các trường ĐH. Hồi ấy giá vàng 200.000 đồng/chỉ thì các “đại sư” luyện thi thu nhập từ 10-50 triệu đồng/tháng.
Ở Hà Nội, xung quanh khu vực ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường ĐH Bách khoa, ĐH Sư phạm… tất cả các nhà bỏ hoang, nhà kho đều bị biến thành “lò” luyện thi, mỗi “lò” chen chúc hàng trăm người, những “lò” nổi tiếng thậm chí còn chứa từ 500-800 người. Anh Long, một cựu học sinh Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), nói: “Hồi đó hôm nào tôi cũng phải canh giờ đi sớm cả tiếng mà may mắn lắm mới được ngồi hàng ghế thứ 2. Hôm nào chậm chân mấy phút phải ngồi hàng ghế thứ 5, thứ 6 thì chẳng học được gì! Những bạn ngồi hàng cuối của cái lò 700-800 người ấy thì học được cái gì nhỉ?”.
Một người trong cuộc khác, thầy Trần Phương (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN) cũng chia sẻ chính mình là người “vớ bẫm” nhờ bộ đề. Hồi ấy, là một thầy luyện thi khá có tiếng ở Hà Nội, thầy Phương còn viết một cuốn bài giải tất cả đề môn toán trong bộ đề. Nhờ cách giải rất ngắn gọn so với cuốn đáp án chính thức, cuốn sách bán chạy như tôm tươi, tiền nhuận bút thầy Phương nhận được sau 7-8 lần tái bản trong vòng ba năm (1995-1997) là 90 triệu đồng, chưa kể lượng phát hành “tiểu ngạch” (bản photocopy thu nhỏ) của cuốn sách.
Cải tiến cải lùi 
Đời sống tuyển sinh “hậu bộ đề thi” nhiều biến động, trong đó sự thay đổi mạnh mẽ nhất là kỳ thi “ba chung” được triển khai từ năm 2002. Ngạc nhiên thay, tác giả của “ba chung” không ai khác mà vẫn là PGS.TS Đỗ Văn Chừng. Năm 2001, khi chuyển mảng quản lý tuyển sinh qua cho Vụ ĐH và sau ĐH phụ trách, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hồi đó là ông Nguyễn Minh Hiển đã luân chuyển ông Chừng từ vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên sang làm vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH. Với cương vị vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, ông Chừng và cộng sự tiếp tục tổ chức các hội thảo, bàn thực hiện giải pháp “ba chung”.
Năm 2002, khi “ba chung” được triển khai, ông Chừng tuy nghỉ quản lý nhưng vẫn là trợ lý bộ trưởng, thực chất là hỗ trợ làm tuyển sinh cho vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH kế nhiệm là ông Bành Tiến Long. Hồi ấy Bộ GD-ĐT luôn cho rằng “ba chung” chỉ là giải pháp tình thế nhưng mười năm trôi qua, GS Bành Tiến Long từ vụ trưởng lên làm thứ trưởng và giờ đã nghỉ hưu mấy năm rồi, giải pháp lâu dài thay thế “ba chung” vẫn còn đâu đó mờ mịt. 
Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Duy Dự, thuộc cấp và là người kề vai sát cánh với vụ trưởng Đỗ Văn Chừng trong hành trình mấy chục năm cải tiến cải lùi công tác tuyển sinh, lặng người khi nói đến bộ đề. Ông Dự dùng các từ “ấu trĩ”, “bảo thủ” khi nói về mình trong giai đoạn đó. “Giá như hồi đó mình sáng suốt biết lắng nghe những lời phản biện hơn - ông Dự day dứt - Ngay khi đang làm việc ở Bộ GD-ĐT, tôi đã nhận ra dường như hệ thống giáo dục của mình đang được vận hành theo cách không bình thường.
Thi tuyển sinh chỉ là một khâu rất nhỏ trong quá trình đào tạo mà sao mình và xã hội phải tốn công tốn sức với nó, dành nhiều thời gian để nói về nó thế? Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”. Theo ông Dự, mọi tìm kiếm giải pháp cho tuyển sinh rốt cục sẽ sa lầy khi mà làm tuyển sinh đối phó, học là để thi cử - lấy bằng cấp vì tất cả những thiết kế sẽ chỉ luẩn quẩn trong vòng “học để thi”. 
Những nhà giáo từng cộng tác với Bộ GD-ĐT về quản lý công tác tuyển sinh cũng ngán ngẩm khi nói về những sự loay hoay của một thời. Đường đường một cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ mà nhiều khi cứ hành xử theo kiểu “giật mình sực nhớ”.
GS Nguyễn Hoành Khung - một chuyên gia tầm cỡ “cây đa cây đề” khi nhớ về giai đoạn tham gia quản lý công tác tuyển sinh mảng ra đề thi - đã nhận xét: “Sau khi bộ đề thi cáo chung là đến giai đoạn các trường tự ra đề thi. Hồi ấy có hàng trăm thứ rắc rối và lẽ ra bộ phải xử lý nhưng rốt cục bộ phải lờ đi, nếu không sẽ rắc rối quá, ầm ĩ quá, thậm chí sẽ có chuyện đâu đó phải tổ chức thi lại. Lắm đáp án sai be bét mà có khi toàn do những giáo sư thảo ra cả”.
Theo giải thích của GS Nguyễn Hoành Khung, sở dĩ giáo dục loanh quanh trong cái mạng nhện của chính mình có thể do “thiếu những người đứng đầu có tư tưởng, có triết lý, có suy tư về chiến lược giáo dục”.
“Thời mà thủ lĩnh ngành giáo dục xuất hiện những trí thức tầm cỡ như các GS Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu không còn nữa mặc dù đội ngũ làm nghiên cứu về giáo dục rất hùng hậu với nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tôi lấy làm lạ vì thời đại hội nhập sao mình không học hỏi thế giới một cách nghiêm túc mà cứ gặp những cái tày đình mới nói, nói một hồi thành ra mỗi người một ý rồi lại để đấy” - GS Nguyễn Hoành Khung nhận xét.
THƯ HIÊN
Thuyhung30475 at 10/20/2012 12:49 pm comment
Hi hi chào Tunrua,chúc 20-10 vui nhiều nha!
tunrua at 10/20/2012 01:05 pm reply
[img]1[/img], cám ơn TH nhiều, chúc gia đình TH một ngày vui vẻ!
Cô nhỏ at 10/19/2012 08:48 pm comment
[img]46[/img]
tunrua at 10/20/2012 06:53 am reply
[img]4[/img]
Lãn Ông at 10/16/2012 07:22 pm comment
Con đường duy nhất: giải tán bgd! [img]31[/img]
tunrua at 10/16/2012 08:29 pm reply
Khó hì! Ai làm chuyện ni hè![img]1[/img]

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Cãi!


Ngoài hiên hai cô cậu bé đang nói chuyện, đột nhiên giọng ku cháu căng thẳng:
- Hông biết mà cũng cãi!
Giọng con bé ướt mèm:
- Thì hông biết mới cãi!
Mình bật cười. hông biết cô bé có hiểu điều nó  nói hông.
Mình thì nghĩ, đúng là cô nào cháu đó, bao nhiêu lần cái tật hay cãi bị nhận hậu quả quê độ quá chừng.
Con bé chỉ cãi bướng rứa thôi, chứ ku anh nói nó vẫn chịu nghe, bị khuất phục bởi chân lý! Mình cũng vậy.

Cá Gỗ at 10/10/2012 11:04 am comment
He he giống dân bọ nhà bác Cá[img]4[/img]
tunrua at 10/11/2012 06:55 am reply
Hì, bọ cãi hổng qua xứ em đâu![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/09/2012 10:10 pm comment
Tối ni không qua cãi nhau với tui hả![img]4[/img]
tunrua at 10/10/2012 08:52 am reply
Hì, đâu phải lúc mô cũng cãi đâu![img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/08/2012 03:04 pm comment
Nhìn cô bé làm tui nhớ hình ảnh của tunrua hồi nhỏ ha![img]4[/img]!
tunrua at 10/08/2012 08:21 pm reply
Hì, hồi nhỏ tunrua hông có cãi đâu!
Cô nhỏ at 10/08/2012 12:07 am comment
"Mình cũng vậy" [img]4[/img] Cái sự cãi ni nó có từ trong máu của người dân xứ hay cãi đây mà [img]4[/img]
tunrua at 10/11/2012 12:52 pm reply
[img]24[/img]
Cô nhỏ at 10/11/2012 07:10 am reply
Thì em bảo "Mình cũng vậy" mà, có cãi đâu? [img]4[/img] Hi hi... Mà hình như mình ....đang cãi...[img]21[/img]
tunrua at 10/08/2012 08:20 pm reply
CN nhớ là mình cũng có dây mơ rễ má ví nhau đó nha![img]1[/img]
H at 10/07/2012 10:24 pm comment
Cô nó chẳng qua là đứa trẻ hơi già chút thôi, tính nết thì cháu nó giống cô chứ cô hơi đâu mà giống cháu!
tunrua at 10/08/2012 08:18 pm reply
Hi hi, [img]1[/img]

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Ký ức đô thị


 Từ ngày việc đi nhà sách không còn thuận tiện nữa, mình lò mò mua sách trên mạng, có những cuốn sách người ta đã quên đi từ lâu, mình lại bắt gặp. Cũng có cuốn nóng hôi hổi, vừa thổi vừa coi. Hi hi. Tất nhiên chỉ lượm những cuốn mình thích.
Bạn cảnh báo: "Coi chừng bị lừa sách giả, mua sách thì  phải cầm trên tay ngắm nghía rồi mới mua!" Cũng biết vậy, nhưng mà biết làm sao được, khi những  nhà sách mình thích cách mình cả nghìn cây số!
Nhớ hoài cái lần em dẫn mình đi giữa muôn nghìn những sách ở khu Đinh Lễ- HN
Lại lan man,
Mình đọc Ký ức đô thị, đây là lần thứ hai đọc tác giả này. Lần đầu, mình hông hiểu mấy.
Lần này có vẻ dễ chịu hơn, những suy nghĩ ngắn và thông minh.
"Không dễ gì xóa đi ký ức của một con người, cho dù có tự nguyện và cố gắng đến mấy. Một ký ức mất đi là một lần tiềm thức thay đổi........"
Mình, luôn thay đổi khẩu vị, để khỏi nhạt............


H at 10/07/2012 10:27 pm comment
Không sao đâu mà , mua trên mạng cũng được , sách mà bây giờ mấy ai đọc mà nó làm giả! Bạn đến Đinh Lễ mua hay chứ vừa rẻ vừa nhiều Hi Hi
tunrua at 10/08/2012 09:20 pm reply
Sỏi ni thâm quá nha![img]1[/img]
Cô nhỏ at 10/07/2012 01:28 pm comment
Cho em mượn với, hihi.
tunrua at 10/11/2012 08:05 am reply
[img]1[/img]
Cô nhỏ at 10/11/2012 07:06 am reply
Dạ, Cô nhỏ cảm ơn chị Tunrua. Đêm qua em cho mấy nhóc đi coi xiếc nè. Mấy nhóc thích mê. Còn mình thì mỗi lần xem về đều thấy xúc động... Ngày mới vui chị nhé [img]6[/img]
tunrua at 10/11/2012 07:01 am reply
Định gửi sách cho CN, nhưng chỉ CN cái ni, có trong nớ hết trơn![img]1[/img], blog của tác giả đó: http://5xublog.org/2012/09/11/ky-uc-do-thi/
tunrua at 10/07/2012 09:01 pm reply
[img]1[/img] CN sẽ nhận được.
Bà Tám at 10/05/2012 07:58 am comment
Nghe tên sách đã thấy hấp dẫn rồi.
tunrua at 10/06/2012 05:56 pm reply
Dạ, những viết ngắn hóm hỉnh, đọc cũng vui chị ah.[img]1[/img]
Thuyhung30475 at 10/04/2012 09:17 am comment
Còn kí ức của tunrua là gì![img]4[/img]
tunrua at 10/04/2012 10:43 am reply
Là một vùng mờ mờ, hông rõ lắm! hi hi[img]1[/img]

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Mưa


Đầu hôm, mưa bắt đầu nặng hạt
Mình bê tất cả những chậu kiểng trong nhà ra sân và ngắm nghía, tối nay: tắm kiểng
Vừa ăn cơm xong, điện thoai rung lên, một lời mời café. Mình từ chối. Đơn giản vì không thích
Nửa giờ sau, một nhúm bạn tới chơi. Dạo này nhà mình hay có khách. Hi hi
Đủ thứ chuyện trên trời dưới biển rồi đến đề tài muôn thửơ: Tình yêu. Mình ngồi im. Ngoại đạo.
Mình nghe rằng: Tình yêu mất dần lãng mạn khi bắt đầu một cuộc hôn nhân! (Chẳng biết đúng hông, tụi nó nói như sấm truyền)
Vậy nên chỉ chơi với nhau như bạn thôi. Liệu có tình bạn giữa hai người khác giới? Hay lâu dần rồi họ cũng bám víu vào nhau, giống như để lấp đầy khoảng trống! Rồi cũng lại nhạt nhẽo!
Mình buồn cười. tụi này nói chuyện cứ như....khùng!
Mưa tạnh. Mình tiễn bạn về
Dọn dẹp linh tinh, rồi nằm đọc báo, ngủ luôn lúc nào hông biết, còn đỡ, có lần đang ăn bánh, buồn ngủ cái ngủ luôn, sáng ra thấy miệng đầy bánh
Mưa dài cho đến sáng nay, trời mờ mịt.
Lại một mùa mưa, năm nay đến trễ!


chau at 10/04/2012 09:36 am comment
& cuối tuần này đón BÃO GAEMI chị iu nhé.
tunrua at 10/04/2012 10:42 am reply
Hì, ước gì được bão đưa đi tới một miền vô tận, để rồi mình không bao giờ trở về! Lúc nớ Châu có khóc chị hông hè![img]1[/img]
chau at 10/01/2012 02:00 pm comment
Ấy ấy chết, hông còn cái reng mà en đó, hehe.
tunrua at 10/01/2012 04:05 pm reply
Hic, đúng là "mẹ iu" có khác![img]1[/img]
Bà Tám at 09/30/2012 09:00 am comment
Sao em tôi sung sướng thế. Cứ ngây thơ như thế nhé, đáng yêu lắm.
tunrua at 09/30/2012 04:31 pm reply
Hì, chị lại khen em![img]1[/img]
Lãn Ông at 09/28/2012 08:29 pm comment
Vũ vô kiềm toả năng lưu ... ý nghĩ [img]4[/img]
tunrua at 09/28/2012 10:24 pm reply
Thiên vô tâm, nhi nhân hữu tình[img]1[/img]
Cô nhỏ at 09/28/2012 02:04 pm comment
Bên nhà Lãn ông có một người ngủ trần truồng, bên nhà Tunrua có một người ngủ với cái miệng đầy bánh [img]43[/img][img]24[/img]
tunrua at 09/28/2012 05:10 pm reply
Dù sao ngủ với bánh cũng dễ thương hơn ngủ rứa CN hì![img]24[/img]
Cá Gỗ at 09/27/2012 04:46 pm comment
Hôm nay có mưa đâu nhỉ[img]4[/img]
tunrua at 09/28/2012 06:59 am reply
Có mà, nhưng đến 9h thì nắng![img]1[/img]