Nhưng
khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài liệu thì vỡ
ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô nghĩa với
cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào những dự thảo
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”.
Ôi, còn đương chức hông có thời gian đọc sách!
Nhưng
những người ủng hộ bộ đề vẫn rất quyết tâm. Theo lập luận của phái này,
bộ đề là một công trình khoa học giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt
động dạy - học kiến thức trong trường phổ thông vì hồi đó nước ta chưa
có chương trình phổ thông, càng không có khái niệm chuẩn kiến thức kỹ
năng, việc dạy học hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa. Thậm chí có
người còn bao biện, cứ cho là học sinh sẽ học vẹt, nhưng với những em
thuộc được kiến thức của cả bộ đề thì xứng đáng đỗ ĐH!
Ôi, còn đương chức hông có thời gian đọc sách!
Giáo dục: Những bài học “lạc lối”
Từ bộ đề thi ngột ngạt...
TTCT
- Cuộc bàn thảo về giáo dục gần đây của nhiều chuyên gia, nhà giáo, trí
thức... đọng lại trong dư luận xã hội nỗi buồn về sự “lạc lối” của giáo
dục nước nhà. Trong đó, đầu bảng là kiểu dạy và học chỉ để đi thi, lấy
bằng mà “bộ đề thi” (giai đoạn 1988-1997) là một ví dụ.
“Sơ yếu lý lịch” bộ đề
Trong
một lần trả lời phỏng vấn gần đây, GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến cụm từ
“bộ đề thi” để nói về một giải pháp sai lầm lớn nhất mà Bộ Đại học và
trung học chuyên nghiệp lúc đó (gọi tắt là Bộ ĐH) đã triển khai. “Tôi là
một trong những người đã cảnh báo: ra bộ đề thi thì sẽ dẫn tới học tủ.
Và học tủ thì mất tính sáng tạo, học tủ thì không còn quá trình nỗ lực
nữa rồi, nghĩa là anh chỉ nhớ lấy một cái tủ rồi làm theo cái hình mẫu
ấy. Thế nhưng Bộ ĐH không nghe” - ông nhớ lại.
Thời
điểm GS Nguyễn Cảnh Toàn nhắc đến ở trên là năm 1988 - năm đầu tiên mở
đầu cho một giai đoạn mười năm cả nước thi tuyển sinh ĐH sử dụng bộ đề
thi do Bộ ĐH ban hành. Lúc đó, GS Nguyễn Cảnh Toàn là thứ trưởng Bộ Giáo
dục, vấn đề tuyển sinh ĐH lại do Vụ Tuyển sinh (Bộ ĐH) phụ trách. Vụ
trưởng Vụ Tuyển sinh là PGS.TS Đỗ Văn Chừng, với mong muốn cải tiến công
tác tuyển sinh, đã đề xuất ý tưởng ra một bộ đề thi và được lãnh đạo Bộ
ĐH ủng hộ.
Bộ
đề thi được đưa vào sử dụng lần đầu tiên năm 1988 với số lượng trên
dưới một trăm đề thi hoàn chỉnh cho mỗi môn. Những năm sau, Bộ ĐH tiếp
tục bổ sung đề thi vào bộ đề, môn nhiều nhất có khoảng 200 đề. Để làm bộ
đề, Bộ ĐH đã mời những thầy có tiếng bậc nhất trong các ngành khoa học
cơ bản của các trường ĐH lớn, chủ yếu là ở các trường phía Bắc: ĐH Bách
khoa Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội I, ĐH Tổng hợp (nay là ĐH Quốc gia Hà
Nội)… Các trường ĐH trên cả nước buộc phải sử dụng bộ đề khi tổ chức
tuyển sinh. Tuy nhiên, đề thi của mỗi trường được chọn thông qua một quy
trình bắt buộc.
Thoạt
tiên, các thành viên hội đồng đề thi của mỗi trường chọn ngẫu nhiên một
đề, sau đó họ tập hợp các đề ngẫu nhiên đó để biên soạn lại thành một
đề hoàn chỉnh. “Quy trình là như vậy nhưng có trường làm rất nghiêm túc,
có trường làm qua loa bằng cách chọn đại nguyên vẹn một đề thi nào đó
khiến nhiều thí sinh phát hiện ngay đó là đề số mấy của môn nào trong bộ
đề” - một cựu chuyên viên Vụ Tuyển sinh nhớ lại.
Tháng
3-1990, Bộ ĐH nhập vào Bộ Giáo dục thành Bộ GD-ĐT và do GS Trần Hồng
Quân làm bộ trưởng. Vụ Tuyển sinh nhập vào Vụ Công tác học sinh thành Vụ
Công tác học sinh - sinh viên do PGS Đỗ Văn Chừng làm vụ trưởng. Trước
sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận, từ năm 1997 bộ đề thi chính thức bị bãi
bỏ.
Tội đồ gây ra nạn quay cóp?
Theo
ký ức của nhiều người trong cuộc, từ thập niên 1980, khi xuất hiện bộ
đề, nạn quay cóp bùng phát rồi lan tỏa dữ dội nhờ sự phát triển của dịch
vụ photocopy. Nay, nạn quay cóp trở thành một mặt không thể thiếu trong
đời sống học đường. Nhiều nhân chứng cho biết ngay từ khi Bộ ĐH nảy
sinh ý tưởng làm bộ đề thi, giới trí giả trong cả nước phản ứng quyết
liệt. “Bộ tổ chức rất nhiều hội thảo, nhận được rất nhiều ý kiến, trong
đó có nhiều ý kiến phản đối.
Có
lần tôi vào dự hội thảo trong Nam, nhiều giảng viên Trường ĐH Bách khoa
TP.HCM đứng lên nói tôi không ra gì. Họ nói các anh đã làm một việc hết
sức vớ vẩn, phản sư phạm. Theo họ, công khai đề thi thì học sinh chỉ
nhăm nhăm học theo đề mà không thiết tha học những kiến thức khác. Họ
cũng cảnh báo nguy cơ học sinh mang tài liệu vào phòng thi mà không tài
nào ngăn chặn được”- ông Đỗ Duy Dự, nguyên chuyên viên Vụ Tuyển sinh (Bộ
ĐH), buồn bã nhắc lại.
“Hội chứng thi”
“Gần
thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì
học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại
bài mẫu, các đáp án mẫu. Trước đây thi theo bộ đề thi cho sẵn, nay bộ đề
thi biến tướng thành các bảng “cấu trúc đề thi”. Nghĩa là tư duy có
thay đổi gì đâu, hai mươi năm trời, tốn bao công nghiên cứu, cuối cùng
trở lại gần như điểm xuất phát, dưới một hình thức có vẻ mới để che giấu
một phương pháp cổ lỗ” - GS Hoàng Tụy.
|
Những
người khai sinh và nuôi dưỡng ý tưởng làm bộ đề còn cho rằng việc sử
dụng bộ đề sẽ giúp thu hẹp ảnh hưởng của các “lò” luyện thi xung quanh
các trường ĐH (vốn xuất hiện vào giữa những năm 1980, khi việc tổ chức
thi tuyển sinh ĐH do các trường tự làm, tự ra đề). Thực tế ngược lại,
ngoài tình trạng phao thi trắng sân trường sau mỗi kỳ thi, các “lò”
luyện thi mọc lên như cỏ dại sau mưa vây kín các trường ĐH. Hồi ấy giá
vàng 200.000 đồng/chỉ thì các “đại sư” luyện thi thu nhập từ 10-50 triệu
đồng/tháng.
Ở
Hà Nội, xung quanh khu vực ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường ĐH Bách khoa,
ĐH Sư phạm… tất cả các nhà bỏ hoang, nhà kho đều bị biến thành “lò”
luyện thi, mỗi “lò” chen chúc hàng trăm người, những “lò” nổi tiếng thậm
chí còn chứa từ 500-800 người. Anh Long, một cựu học sinh Trường THPT
Trần Phú (Hà Nội), nói: “Hồi đó hôm nào tôi cũng phải canh giờ đi sớm cả
tiếng mà may mắn lắm mới được ngồi hàng ghế thứ 2. Hôm nào chậm chân
mấy phút phải ngồi hàng ghế thứ 5, thứ 6 thì chẳng học được gì! Những
bạn ngồi hàng cuối của cái lò 700-800 người ấy thì học được cái gì
nhỉ?”.
Một
người trong cuộc khác, thầy Trần Phương (Liên hiệp các hội khoa học kỹ
thuật VN) cũng chia sẻ chính mình là người “vớ bẫm” nhờ bộ đề. Hồi ấy,
là một thầy luyện thi khá có tiếng ở Hà Nội, thầy Phương còn viết một
cuốn bài giải tất cả đề môn toán trong bộ đề. Nhờ cách giải rất ngắn gọn
so với cuốn đáp án chính thức, cuốn sách bán chạy như tôm tươi, tiền
nhuận bút thầy Phương nhận được sau 7-8 lần tái bản trong vòng ba năm
(1995-1997) là 90 triệu đồng, chưa kể lượng phát hành “tiểu ngạch” (bản
photocopy thu nhỏ) của cuốn sách.
Cải tiến cải lùi
Đời
sống tuyển sinh “hậu bộ đề thi” nhiều biến động, trong đó sự thay đổi
mạnh mẽ nhất là kỳ thi “ba chung” được triển khai từ năm 2002. Ngạc
nhiên thay, tác giả của “ba chung” không ai khác mà vẫn là PGS.TS Đỗ Văn
Chừng. Năm 2001, khi chuyển mảng quản lý tuyển sinh qua cho Vụ ĐH và
sau ĐH phụ trách, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hồi đó là ông Nguyễn Minh Hiển đã
luân chuyển ông Chừng từ vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên sang
làm vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH. Với cương vị vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH,
ông Chừng và cộng sự tiếp tục tổ chức các hội thảo, bàn thực hiện giải
pháp “ba chung”.
Năm
2002, khi “ba chung” được triển khai, ông Chừng tuy nghỉ quản lý nhưng
vẫn là trợ lý bộ trưởng, thực chất là hỗ trợ làm tuyển sinh cho vụ
trưởng Vụ ĐH và sau ĐH kế nhiệm là ông Bành Tiến Long. Hồi ấy Bộ GD-ĐT
luôn cho rằng “ba chung” chỉ là giải pháp tình thế nhưng mười năm trôi
qua, GS Bành Tiến Long từ vụ trưởng lên làm thứ trưởng và giờ đã nghỉ
hưu mấy năm rồi, giải pháp lâu dài thay thế “ba chung” vẫn còn đâu đó mờ
mịt.
Trao
đổi với chúng tôi, ông Đỗ Duy Dự, thuộc cấp và là người kề vai sát cánh
với vụ trưởng Đỗ Văn Chừng trong hành trình mấy chục năm cải tiến cải
lùi công tác tuyển sinh, lặng người khi nói đến bộ đề. Ông Dự dùng các
từ “ấu trĩ”, “bảo thủ” khi nói về mình trong giai đoạn đó. “Giá như hồi
đó mình sáng suốt biết lắng nghe những lời phản biện hơn - ông Dự day
dứt - Ngay khi đang làm việc ở Bộ GD-ĐT, tôi đã nhận ra dường như hệ
thống giáo dục của mình đang được vận hành theo cách không bình thường.
Thi
tuyển sinh chỉ là một khâu rất nhỏ trong quá trình đào tạo mà sao mình
và xã hội phải tốn công tốn sức với nó, dành nhiều thời gian để nói về
nó thế? Nhưng khi về hưu tôi mới bắt đầu có thời gian đọc sách, đọc tài
liệu thì vỡ ra những gì mình đã làm, đồng nghiệp mình đang làm thật vô
nghĩa với cuộc sống của người dân. Lúc nào cũng tối mắt chúi đầu vào
những dự thảo văn bản chỉ đạo, hướng dẫn khẩn mà người dân không cần”.
Theo ông Dự, mọi tìm kiếm giải pháp cho tuyển sinh rốt cục sẽ sa lầy khi
mà làm tuyển sinh đối phó, học là để thi cử - lấy bằng cấp vì tất cả
những thiết kế sẽ chỉ luẩn quẩn trong vòng “học để thi”.
Những
nhà giáo từng cộng tác với Bộ GD-ĐT về quản lý công tác tuyển sinh cũng
ngán ngẩm khi nói về những sự loay hoay của một thời. Đường đường một
cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ mà nhiều khi cứ hành xử theo kiểu “giật
mình sực nhớ”.
GS
Nguyễn Hoành Khung - một chuyên gia tầm cỡ “cây đa cây đề” khi nhớ về
giai đoạn tham gia quản lý công tác tuyển sinh mảng ra đề thi - đã nhận
xét: “Sau khi bộ đề thi cáo chung là đến giai đoạn các trường tự ra đề
thi. Hồi ấy có hàng trăm thứ rắc rối và lẽ ra bộ phải xử lý nhưng rốt
cục bộ phải lờ đi, nếu không sẽ rắc rối quá, ầm ĩ quá, thậm chí sẽ có
chuyện đâu đó phải tổ chức thi lại. Lắm đáp án sai be bét mà có khi toàn
do những giáo sư thảo ra cả”.
Theo
giải thích của GS Nguyễn Hoành Khung, sở dĩ giáo dục loanh quanh trong
cái mạng nhện của chính mình có thể do “thiếu những người đứng đầu có tư
tưởng, có triết lý, có suy tư về chiến lược giáo dục”.
“Thời
mà thủ lĩnh ngành giáo dục xuất hiện những trí thức tầm cỡ như các GS
Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu không còn nữa mặc dù đội ngũ làm nghiên
cứu về giáo dục rất hùng hậu với nhiều giáo sư, tiến sĩ. Tôi lấy làm lạ
vì thời đại hội nhập sao mình không học hỏi thế giới một cách nghiêm túc
mà cứ gặp những cái tày đình mới nói, nói một hồi thành ra mỗi người
một ý rồi lại để đấy” - GS Nguyễn Hoành Khung nhận xét.
THƯ HIÊN
Thuyhung30475 at 10/20/2012 12:49 pm comment
Hi hi chào Tunrua,chúc 20-10 vui nhiều nha!
tunrua at 10/20/2012 01:05 pm reply
[img]1[/img], cám ơn TH nhiều, chúc gia đình TH một ngày vui vẻ!
Cô nhỏ at 10/19/2012 08:48 pm comment
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét