Trong một cuộc đối thoại với nhà
khoa học phương Tây Matthieu Ricard (vị này đã trở thành một nhà sư), nhà vật
lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận có đoạn nói:
“..... trong thế giới khoa học có
một điều luôn làm tôi thất vọng, năm 19 tuổi, tôi đến Caltech thời đó là “Thánh
địa” của khoa học thế giới. Tại đây tôi được gặp gỡ những nhà khoa học lỗi lạc
nhất, những người được giải Nobel và các thành viên khác của Viện hàn lâm Khoa
học. Ngày đó tôi ngây thơ nghĩ rằng hiểu biết và khả năng sáng tạo của họ chắc
đã làm cho họ trở thành những người đẳng cấp cao, kể cả ở các lãnh vực khác của
cuộc sống cũng như trong các mối quan hệ giữa người với người. Nhưng tôi đã
phải thất vọng một cách chua chát. Người ta có thể là một nhà khoa học vĩ đại,
một thiên tài trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng lại là một cá nhân rất
tồi tệ trong cuộc sống hàng ngày. Sự khập khiễng này khiến cho tôi cảm thấy
sốc.....”, và rồi ông nói về trường hợp
của Newton ,
Philipp Lenard, Johannes Stark,...
Thi thoảng, nhưng thật buồn là
hết sức hiếm hoi mới có người kết hợp được thiên tài khoa học với ý thức nóng
bỏng về luân lý và đạo đức, đó là trường hợp của Einstein, nhưng đời tư của nhà
bác học này lại có những khoảng tối....
Cái ác không nằm trong nguyên tử
mà nằm trong đầu óc con người.
"Điều quan trọng không phải là kết tội nhà khoa học này và ca ngợi nhà khoa học khác, chính sự thiếu vắng mối quan hệ giữa thiên tài khoa học và các giá trị nhân bản mới là điểm có vấn đề "(Matthieu)
"Điều quan trọng không phải là kết tội nhà khoa học này và ca ngợi nhà khoa học khác, chính sự thiếu vắng mối quan hệ giữa thiên tài khoa học và các giá trị nhân bản mới là điểm có vấn đề "(Matthieu)
Mình tỉnh ra nhiều hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét